10 dấu hiệu bạn không thể thành công trong nghề lập trình (phần 1)
Danh sách sau đây sẽ giúp bạn biết liệu bạn có tệ ở lập trình không, và bạn có thể làm gì. Nếu bạn vẫn cam kết với mục tiêu trở thành lập trình viên, bạn có thể dễ dàng đối mặt với những vấn đề này và thay đổi.
Trên Reddit hoặc Quora, không khó để bắt gặp câu hỏi "Liệu tôi có thành công với tư cách là một lập trình viên hay không?", đặc biệt là khi ai đó đang cân nhắc thay đổi nghề nghiệp, hoặc tò mò về phát triển phần mềm. Đây là một rào cản lớn trong suy nghĩ của những người trái ngành muốn gia nhập thế giới lập trình. Rất ít người không có khả năng học lập trình, kể cả những người lần đầu tiếp xúc. Lập trình là một kỹ năng cơ bản của con người, giống như đọc, viết và số học. Ai cũng có thể làm được, nhưng cần phải đầu tư thời gian để trau dồi và học hỏi, nhất là khi bạn mắc phải những dấu hiệu dưới đây.

1. Thiếu óc tò mò
Nếu bạn thiếu óc tò mò về máy tính và cách thức hoạt động của công nghệ, bạn sẽ không bao giờ thành công với tư cách một lập trình viên.
Yêu cầu cơ bản đối với người học là thái độ quan tâm tích cực đối với kiến thức cần học, nếu không bạn sẽ không có đủ nghị lực để kiên trì học hỏi. Thế giới công nghệ giống như một đại dương khổng lồ bao phủ những lĩnh vực thú vị, những ý tưởng có liên quan tới nhau và những khả năng có thể xảy ra, trí tưởng tượng của bạn sẽ liên tục được kích thích. Cần phải có động lực nội tại bền bỉ để đi sâu khám phá tất cả những gì bạn có thể.
Hãy tự hỏi bản thân: "Lập trình có thực sự khiến mình hứng thú?". Nếu câu trả lời là “Có”, thì hãy thúc đẩy bản thân tìm kiếm điều gì đó mới mẻ mà trước đây bạn chưa nhận ra, chìm vào đại dương bao la và lặn sâu hơn một chút.

2. Thiếu tự lập, chưa tháo vát
Nếu bạn không tự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, bạn sẽ không bao giờ thành công với tư cách một lập trình viên.
Đây là một kỹ năng sống cơ bản - nếu bạn trên 18 tuổi, không ai có nghĩa vụ phải dạy bạn bất cứ điều gì. Đó là thực tế. Bạn phải tự lực tìm kiếm thông tin và sự trợ giúp. May mắn cho bạn là trong thế giới phát triển, tất cả thông tin bạn cần để giải quyết vấn đề đều có thể tìm thấy ở nơi kỳ diệu mang tên Siêu xa lộ thông tin (Information Super Highway). Thư viện đồ sộ này có một cánh cửa khổng lồ: Google. Gõ bất cứ câu hỏi nào vào thanh tìm kiếm, bạn sẽ nhận được câu trả lời.
Google chỉ là 1 trong số các nguồn lực. Bạn phải nhận ra rằng tất cả các câu trả lời đều ở đâu đó ngoài kia. Ví dụ: Ngoài các thông tin trên Google, tất cả các ngôn ngữ lập trình đều có tài liệu giải thích rõ ràng về cách chúng hoạt động. Nó giống như sử dụng từ điển - khi bạn thấy một từ lạ, bạn tra từ đó. Cách nhanh nhất, đáng tin cậy nhất để xây dựng kỹ năng lập trình là đọc tài liệu. Tất cả tài nguyên nằm trong đó. Hoặc bạn có thể hỏi người khác, nhưng chỉ hỏi khi bạn đã thử mọi cách mà vẫn không tự tìm được câu trả lời. Hãy biết tiết kiệm thời gian của người khác.

3. Thiếu kiên trì khi đối mặt với một vấn đề
Nếu bạn dễ dàng bỏ cuộc khi đối mặt với các vấn đề, bạn sẽ không bao giờ thành công với tư cách một lập trình viên.
Bản chất của lập trình là giải quyết vấn đề. Đó là lý do máy tính được phát minh! Theo nghĩa đen, công việc của bạn là tìm ra lý do tại sao mọi thứ không hoạt động. Cứ chạy một chương trình là bạn sẽ gặp phải một đống vấn đề, những vấn đề thường khá ngẫu nhiên và khó hiểu. Giải quyết xong vấn đề A thì vấn đề B xuất hiện. Bạn đang tiến bộ, nhưng luôn có những vấn đề mới phải đối mặt.
Điều này có thể khiến bạn nản lòng, nhưng càng đối mặt nhiều thì khả năng học sâu, học kỹ càng tăng. Thử thách mang lại cho bạn hiểu biết sâu sắc hơn và khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn. Nếu bạn hiểu được mấu chốt này, bạn sẽ cảm thấy tự tin vì đã đối mặt và giải quyết nhiều vấn đề hơn so với người khác.

4. Không biết cách ăn mừng
Nếu bạn không cảm thấy vui vẻ và toàn diện hơn sau khi giải quyết một vấn đề, bạn sẽ không bao giờ thành công với tư cách một lập trình viên.
(Thực ra đây là trick tâm lý tốt cho chính bạn và chỉ bạn mà thôi. Nếu bạn không biết trick này, không sao cả, bạn vẫn có thể lập trình nhưng sớm muộn bạn sẽ bị stress gặm nhấm.)
Bạn cần một liều dopamine khi giải quyết xong một vấn đề, tương tự như cảm giác hoàn thành một level trong trò chơi điện tử hoặc giải thành công một câu đố. Nếu bạn mất đi những cảm giác đó, hoặc không quan tâm đến cảm xúc ngay từ đầu, bạn sẽ không thể có được niềm vui đến từ việc lập trình. Nếu bạn xem lập trình là một công việc cực nhọc diễn ra đều đều, chỉ muốn đạt được kết quả dễ dàng nhất có thể, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thành công.
Bất cứ khi nào làm xong 1 việc, dù nhỏ đến đâu, hãy tự hào về thành tích của mình, nghỉ ngơi và tự chúc mừng vì công việc đã hoàn thành tốt. Hãy để cảm giác thành công tràn ngập và tiếp thêm năng lượng cho bạn sẵn sàng đối mặt vấn đề tiếp theo.

5. Thiếu kiên nhẫn
Nếu bạn thiếu kiên nhẫn, muốn làm chủ mọi thứ một cách nhanh chóng và dễ dàng, bạn sẽ không bao giờ thực sự thành công trong việc lập trình.
Con người có những giới hạn. Bộ não của chúng ta hoạt động ở một tốc độ nhất định, tùy thuộc vào quá khứ, niềm tin, trạng thái cảm xúc, sức khỏe… Cố gắng thúc đẩy não hoạt động quá công suất sẽ dẫn đến cảm giác choáng ngợp, tạo ra áp lực không cần thiết cho bản thân. Nếu bạn không thể chấp nhận sự thật này, bạn sẽ sớm bỏ cuộc mà thôi, vì cả thèm thì chóng chán.
Thay vào đó, bạn cần tận hưởng hành trình học hỏi này. Có rất nhiều điều để học hỏi và hành trình lập trình không bao giờ kết thúc.
Hãy kiên nhẫn chờ đợi phần 2 của bài viết nhé!
Bachkhoa-Aptech là đơn vị trực thuộc Aptech Ấn Độ - tập đoàn Công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu trên thế giới. Thương hiệu Aptech đã liên tục 19 năm nhận giải thưởng TOP ICT cho đơn vị đào tạo CNTT xuất sắc nhất Việt Nam.
- Địa chỉ: 236B & 250 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 0968 27 6996
- Email: tuyensinh@bachkhoa-aptech.edu.vn
Bachkhoa-Aptech - Tự hào 19 năm kiến tạo IT chất lượng cao
10 suất học bổng Kiến tạo IT Leader 2,5 năm tài trợ 100% học phí: THI TUYỂN LỚP CHẤT LƯỢNG CAO - IT LEADER 4.0 (bachkhoa-aptech.edu.vn)
#BachkhoaAptech #Làmtrướchọcsau #ITleader