10 dấu hiệu bạn không thể thành công trong nghề lập trình (phần 2)
Đọc phần 1 tại đây: 10 dấu hiệu bạn không thể thành công trong nghề lập trình (phần 1) (bachkhoa-aptech.edu.vn)
6. Lười suy nghĩ
Nếu bạn lười suy nghĩ hay xem thường việc suy nghĩ, bạn sẽ không bao giờ thực sự thành công trong việc lập trình.
Các triệu chứng của lười suy nghĩ bao gồm: nhìn chằm chằm vào màn hình một cách trống rỗng, cảm thấy đầu óc như bị mây mờ che phủ, trì hoãn một vấn đề, chuyển tab trình duyệt trong vô thức và tuyệt vọng quét StackOverflow để tìm câu trả lời. Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn gặp hạn chế về tinh thần và phải tìm cách vượt qua.
Lập trình là một hoạt động tư duy, mà tư duy là điểm mạnh của con người. Tư duy xuất phát từ suy nghĩ, và dù chúng ta thường dành cả ngày để suy nghĩ, một số người lại lười làm việc đó. Việc suy nghĩ đốt cháy năng lượng thể chất tương tự với các bài tập thể dục. Khi bạn không quen sử dụng năng lượng tinh thần, bạn có thể cảm thấy khó duy trì sự tập trung vào một vấn đề duy nhất trong một khoảng thời gian cố định. Nhưng cũng giống như tập thể dục, càng tập suy nghĩ nhiều, bạn sẽ càng mạnh.
Bộ não của bạn là một cơ bắp. Khi bạn sử dụng nó, nó sẽ săn chắc hơn và làm được nhiều việc nặng nhọc hơn.

7. Không có lập trường, sợ sai
Nếu bạn không có lập trường và sợ sai, bạn sẽ không bao giờ trở thành một lập trình viên thành công.
Khi bạn đang học kiến thức mới, bạn rất dễ tự ti và không dám có ý kiến của riêng mình. Khi đó bạn đã mắc một nỗi sợ cố hữu là sợ sai. Nỗi sợ sai đó kìm hãm sức sáng tạo và sự tự tin của bạn, dập tắt khả năng đưa ra sáng kiến, thu thập kiến thức từ thử - sai. Khi còn dựa vào ý kiến của bậc thầy, người nổi tiếng hoặc sách giáo khoa thì bạn vẫn chưa biến kiến thức đó thành kiến thức của mình.
Bạn cần xây dựng lập trường của riêng mình. Bạn cần hiểu tại sao giải pháp của mình có thể hoạt động và đưa ra quan điểm bảo vệ nó. Bạn cần có khả năng tranh luận để thuyết phục người khác. Khi đó, dù thắng hay thua, bạn cũng đã sở hữu một lập trường cá nhân, nhưng đừng bảo thủ khi sự thật khác với những gì bạn nghĩ.

8. Tư duy cứng nhắc, hạn hẹp và/hoặc vô tổ chức
Nếu bạn cứng nhắc trong tư duy, vô tổ chức khi code và suy nghĩ, bạn sẽ không bao giờ thành công trong việc lập trình.
Đôi lúc sinh viên chia làm hai thái cực. Thái cực đầu tiên có cách tiếp cận cứng nhắc và hạn hẹp. Thái độ này từ chối sự giúp đỡ, bất chấp phản hồi và không thay đổi. Mọi thứ chỉ được nhìn từ một góc độ và các đề xuất đều bị bỏ qua. Thái cực thứ hai lại suy nghĩ vô tổ chức. Họ làm mọi thứ phức tạp hơn mức cần thiết, code của họ lộn xộn và khó theo dõi. Họ viết 100 dòng code trong khi chỉ 10 dòng là đủ.
Tư duy cứng nhắc, hạn hẹp sẽ hạn chế khả năng phát triển và cải thiện. Tính vô tổ chức sẽ làm giảm tốc độ code. Chất lượng làm việc của bạn bị giảm sút. Bạn cần lùi lại một bước và nhìn toàn cảnh về cách bạn đang tiếp cận mọi thứ. Có cách nào để làm tốt hơn không? Bạn có thể làm gì để giúp cuộc sống dễ dàng hơn không? Bạn đang thiếu điều gì?

9. Không đào sâu khám phá
Nếu bạn chỉ muốn tìm ra 1 giải pháp phù hợp thay vì một loạt các giải pháp, bạn sẽ không bao giờ thành công với tư cách một lập trình viên.
Con đường nào tốt hơn? Tất cả phụ thuộc vào hoàn cảnh và mục tiêu. Khi bạn xem lập trình là một bài kiểm tra đúng hoặc sai, bạn đang vứt bỏ sự sáng tạo của mình. Bất kỳ câu trả lời nào cũng có thể đúng nếu bạn đặt nó vào đúng hoàn cảnh và biện minh cho nó. Lý do đưa ra giải pháp và cách bạn hình dung về giải pháp của mình quan trọng hơn đúng sai.
Việc lập trình giống như viết thơ hoặc truyện ngắn (có thể là tiểu thuyết nếu chương trình lớn). Tư duy của một nghệ sĩ cho phép bạn chơi đùa với các tùy chọn và khả năng, đó là vẻ đẹp của lập trình: có nhiều cách để giải quyết một vấn đề. Tưởng tượng ra những khả năng khác nhau và tin vào bản lĩnh của bản thân sẽ dẫn đến những giải pháp tốt hơn, khiến bạn hài lòng hơn.

10. Không chú trọng chi tiết
Nếu bạn bỏ qua những điều nhỏ nhặt, bạn sẽ không thể trở thành một lập trình viên thành công thực thụ.
Máy tính là cỗ máy chính xác. Khi lập trình máy tính, bạn cần nhập lệnh chuẩn từng milimet. Chỉ cần một thứ nho nhỏ không đúng vị trí, máy tính sẽ từ chối hoạt động. Điều đó có nghĩa là bạn phải để tâm đến từng chi tiết. Mọi dấu cách, dấu ngoặc hoặc dấu chấm phẩy đều phải quan sát. Khi máy tính trả lại một thông báo lỗi, bạn phải xem và hiểu chính xác những gì thông báo đang nói. Thực tế chứng minh nếu bỏ lỡ những chi tiết đó, bạn có thể mất hàng giờ giải quyết vấn đề trong khi nó chỉ là một lỗi đánh máy.
Các chi tiết rất quan trọng và bạn phải chấp nhận sự thật này. Bạn có thể bắt đầu quét code ngay bây giờ để tìm ra thứ gì không phù hợp. Bạn có thể sắp xếp code của mình và sử dụng các công cụ giúp bạn xác định vấn đề một cách nhanh chóng.
Danh sách trên chỉ ra những thái độ và tư duy cản trở thành công, nhưng hầu hết những người gặp các vấn đề này đã vượt qua được và phát triển năng lực trong lĩnh vực lập trình. Nếu bạn còn đam mê lập trình, hãy bắt đầu thay đổi ngay. Bạn sẽ không hối tiếc.
Bachkhoa-Aptech là đơn vị trực thuộc Aptech Ấn Độ - tập đoàn Công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu trên thế giới. Thương hiệu Aptech đã liên tục 19 năm nhận giải thưởng TOP ICT cho đơn vị đào tạo CNTT xuất sắc nhất Việt Nam.
- Địa chỉ: 236B & 250 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 0968 27 6996
- Email: tuyensinh@bachkhoa-aptech.edu.vn
Bachkhoa-Aptech - Tự hào 19 năm kiến tạo IT chất lượng cao
10 suất học bổng Kiến tạo IT Leader 2,5 năm tài trợ 100% học phí: THI TUYỂN LỚP CHẤT LƯỢNG CAO - IT LEADER 4.0 (bachkhoa-aptech.edu.vn)
#BachkhoaAptech #Làmtrướchọcsau #ITleader