Blog Công nghệ

7 dạng lừa đảo, giả mạo online bạn cần phòng tránh

Bất cứ ai đã sử dụng Internet đều biết rằng không thể tin tưởng mọi thứ trên mạng. Phát hiện nội dung giả mạo, lừa đảo là một kỹ năng quan trọng để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc hoặc phá hủy tài sản của bạn. Dưới đây là 7 nội dung thường thấy trong các vụ giả mạo, lừa đảo online và một số lời khuyên để phát hiện ra chúng.

1. Nút Download giả

Các liên kết giả xuất hiện trên tất cả các trang web thông qua quảng cáo AdSense của Google vì những kẻ lừa đảo đã lợi dụng dịch vụ này. Chúng thường xuất hiện trên các trang tải file và phần mềm. Khi click vào nút Download giả này, bạn sẽ vô tình tải phần mềm vô ích hoặc nguy hiểm về máy tính.

Hầu hết các trang web hợp pháp không sử dụng các nút Download lớn. Bạn sẽ tìm thấy liên kết tải xuống thực sự dưới dạng liên kết văn bản. Tuy nhiên nhiều trang web tải phần mềm sử dụng nút màu xanh lá cây tương tự, khiến người dùng khó phân biệt hơn.

Những nút Download giả lớn có logo AdChoices ở góc trên bên phải. Đây là một nguyên tắc nhất định trong quảng cáo. Khi phát hiện ra quảng cáo giả mạo này, click vào icon X để báo cáo hành vi giả mạo và cho nhà quảng cáo biết bạn không muốn nhìn thấy nó nữa.

Ngoài ra, các quảng cáo đôi khi được đánh dấu Advertisement rõ ràng bên cạnh, đó là một dấu hiệu khác.

2. Email lừa đảo

Email lừa đảo

Email spam rất dễ bị phát hiện nhưng email lừa đảo thì sao? Nhìn qua, chúng có vẻ giống các email thật từ bạn bè, đối tác đáng tin cậy hoặc ngân hàng, với mục đích đánh cắp thông tin cá nhân hoặc lừa bạn tải virus. Bạn cần ghi nhớ một vài nguyên tắc để kiểm tra độ xác thực của email.

Đầu tiên, bạn nên kiểm tra người gửi. Thông thường email giả đến từ một địa chỉ giả. Thay vì @paypal.com, bạn bỗng dưng nhận được email từ địa chỉ @paypalservicealerts.com, bạn biết có vấn đề rồi đó.

Bạn cũng nên xem xét nội dung email. Các công ty hợp pháp không yêu cầu thông tin thẻ tín dụng, số bảo hiểm xã hội, mật khẩu hoặc các thông tin nhạy cảm khác qua email.

Giống như khi kiểm tra nút Download, bạn có thể di chuột tới liên kết trong email để xem địa chỉ của nó. Một email chính thức sẽ dẫn đến trang web chính thức. Nếu bạn thấy tên trang web lạ, không nên click vào đó.

3. Thông báo cập nhật giả

Thông báo cập nhật giả

Một số ứng dụng tự động cập nhật nhưng một số khác sẽ thông báo người dùng cập nhật thủ công. Một số quảng cáo đã lợi dụng điểm này và ngụy trang thành lời nhắc cập nhật giả.

Nếu thấy thông báo online yêu cầu bạn cài đặt một bản cập nhật “được khuyến nghị” cho Java, Flash hoặc các plugin khác, bạn không nên click vào đó. Các ứng dụng thật không thể sử dụng cửa sổ bật lên từ trang web để thông báo người dùng cập nhật.

Bạn phải mở phần mềm thật trên máy tính của bạn và kiểm tra cập nhật thủ công. Hầu hết các ứng dụng đều có trình kiểm tra cập nhật riêng trong Help > Check for Updates hoặc tương tự.

4. Nhận xét, đánh giá giả

Đánh giá giả

Nội dung đánh giá sản phẩm của người dùng trước giúp bạn quyết định có nên mua hoặc sử dụng sản phẩm hay không. Không có gì ngạc nhiên khi những đánh giá này được làm giả để tăng danh tiếng của một mặt hàng. Do vậy, bạn không nên tin tưởng một cách mù quáng vào các đánh giá trên các trang web mua sắm.

Bạn có thể phát hiện các đánh giá giả mạo nếu chúng sử dụng quá nhiều từ khóa, ngôn ngữ không tự nhiên và lời khen mơ hồ.

5. Trang web giả mạo

Trang web giả mạo

Các trang web giả mạo thường được liên kết với email giả ở trên. Nếu bạn click vào email giả hoặc theo dõi quảng cáo của chúng, bạn sẽ được đưa đến một trang web giả được ngụy trang khiến bạn tin tưởng.

Cách quan trọng nhất để tránh các trang web giả mạo này là kiểm tra URL. Mặc dù những kẻ lừa đảo có thể tạo ra những trang web có “diện mạo” tương tự như trang web thật nhưng chúng không thể sử dụng URL thật. Các trang web này thường có một hoặc nhiều dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Có nhiều dấu gạch ngang (best-online-deals-everyday.com)
  • Sử dụng số hoặc ký hiệu thay cho chữ cái (paypa1.com, 0nlinebonk.com)
  • Phần mở rộng tên miền bất thường như .biz.
  • Tên miền lừa đảo. Bạn cần nhớ rằng chuỗi ký tự trước phần mở rộng (.com) là tên thật của trang web. Trang web giả sử dụng địa chỉ như paypal.fakesite.com và banking.fakesite.com.

Hãy xem thông tin liên lạc và bản quyền ở cuối trang. Nếu thông tin này mơ hồ, không rõ ràng, có lỗi chính tả trong tuyên bố bản quyền hoặc bản quyền cũ, thì đây là những trang web giả mạo.

6. Lừa đảo mạng xã hội

Lừa đảo mạng xã hội

Trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, bạn nên cẩn thận với những người tạo hồ sơ giả bằng thông tin bạn bè của bạn. Những kẻ lừa đảo thường xuyên ăn cắp hình đại diện của ai đó và tạo tài khoản dưới tên của họ. Sau đó chúng sẽ nhắn tin cho bạn bè của người đó để lừa đảo hoặc dụ dỗ bấm vào trang web lừa đảo.

Để tránh điều này, bạn nên nhắn tin cho bạn bè qua kênh tin tưởng (như gọi điện) nếu nhận được tin nhắn lạ từ họ. Nếu thấy yêu cầu kết bạn từ một ai đó và bạn đã là bạn của họ, đó có thể là kẻ giả mạo.

7. Hình ảnh giả

Nhờ Photoshop và mạng xã hội, hình ảnh chơi khăm đã phổ biến từ khá lâu. Với các công cụ chỉnh sửa hình ảnh mạnh mẽ hiện nay, khó có thể biết được một bức ảnh là thật hay đã bị chỉnh sửa.

Trừ khi bạn là một chuyên gia Photoshop hoặc hình ảnh có một sai lầm rõ ràng, bạn sẽ không thể tự mình phát hiện. Hãy thử sử dụng một công cụ như FotoForensics để phân tích hình ảnh.

Tìm kiếm hình ảnh trên Google cũng là một cách tốt. Nếu bạn tìm kiếm một hình ảnh và Google trả về vô số bài báo về một trò lừa bịp, bạn biết bản chất của nó rồi đấy.

Nếu bạn yêu thích IT, hẳn bạn sẽ thấy những trò lừa bịp này thật xấu xa. Bạn muốn nhân danh chính nghĩa đứng lên chiến đấu chống lại chúng? Đơn giản thôi, hãy gia nhập cộng đồng Quản trị mạng và Bảo mật quốc tế tại Bachkhoa-Aptech! Bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về tất cả các lĩnh vực của ngành phần cứng, mạng và bảo mật gồm:

  • Phần cứng và bảo trì hệ thống
  • Hệ thống mạng
  • Quản trị máy chủ
  • Hệ điều hành mạng và Quản trị mạng chuyên nghiệp
  • Bảo mật và an ninh mạng cao cấp
  • Chuyên gia hệ thống mạng của Microsoft, Linux, Cisco... trong ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông

Đây là một lựa chọn thông minh, vì một mức lương nằm trong top 10 và còn tăng 28% mỗi năm. Không lo thất nghiệp với 96,600 việc làm dành riêng cho bạn trong 10 năm tới.

Trở thành hacker mũ trắng cùng Bachkhoa-Aptech!


Với sứ mệnh kiến tạo đội ngũ nhân sự IT Leader chắc kiến thức, vững kỹ năng, sáng tạo và tự tin hội nhập, Bachkhoa-Aptech đã đóng góp cho thị trường 35.000 nhân sự trong 19 năm qua. Trong đó 75% làm doanh nghiệp TOP 500, 30% làm cấp quản lý - chủ doanh nghiệp; 1000 USD là mức lương trung bình mỗi tháng.

Trải nghiệm lộ trình Kiến tạo IT Leader 4.0 - Cam kết lương từ 10 triệu đồng: THI TUYỂN LỚP CHẤT LƯỢNG CAO - IT LEADER 4.0 (bachkhoa-aptech.edu.vn)

Hotline: 0968276996

Địa chỉ: Bachkhoa-Aptech 250 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

   0968.276.996