Blog Công nghệ

9 sai lầm mà lập trình viên mới vào nghề không tránh khỏi

Tuổi trẻ là độ tuổi hừng hực khí thế quyết tâm và sự đam mê theo đuổi ước mơ, với những lập trình viên mới bước chân vào nghề cùng vậy. Tuy nhiên ý hừng hực khí ấy mà không có những phương pháp đúng đắn sẽ dẫn đến việc mắc những sai lầm không tránh khỏi.

 

 

1, Sách, video, tài liệu cái gì cũng xin về nhưng chẳng nghiêm túc đọc và học

Sở hữu một cộng đồng công nghệ sẵn sàng chia sẻ kiến thức và tài liệu là điểm mạnh rất lớn của ngành học này. Không thiếu những ebook hay những giáo trình dạy về công nghệ miễn phí trên Internet. Nhiều lập trình viên có ý thức chủ động trong việc sưu tầm những tài liệu, kiến thức. Tuy nhiều nghịch lý là những kiến thức này cứ nằm im trong máy tính của các lập trình viên trẻ mà chẳng bao giờ được đưa ra nghiêm túc để học tập.

2, Chỉ học kiến thức mà không thực hành

Khôn giống như thành phần ở trên chỉ lưu thật nhiều kiến thức về làm màu, những lập trình viên này có sự nghiêm túc trong việc đọc và tìm hiểu các kiến thức về công nghệ nhưng mọi việc lại chỉ dừng lại ở đấy. Việc 1 tuần đọc được 2,3 cuốn sách công nghệ không bằng 1 tiếng thực hành kiến thức đấy. Bởi nếu không thực hành kiến thức bạn đọc được sẽ dễ rơi vào quên lãng vào những tuần sau.

3, Ngại hỏi, sợ sai và những lần im lặng tự tìm cách

Đây là sai lầm hay mắc phải nhất không chỉ những lập trình viên mới vào nghề mà còn là sinh viên đang theo học ngành cntt. Ở trên lớp không hiểu ngại hỏi, đi làm, đi thực tập sợ làm sai nên rụt rè không dám làm, không dám nhận và những lần im lặng tự tìm cách. Có một kinh nghiệm cho các lập trình viên mới đi làm đấy là phải hỏi, càng hỏi nhiều càng tốt, không nên vì sợ sai mà không dám nhận việc bởi nhiều leader, quản lý muốn đánh giá ý thức tự chủ động trong công việc mà không giao việc cho nhân viên trong thời gian đầu làm việc. Việc im lặng không dám hỏi, dám nói cũng làm bạn mất đi cơ hội được học hỏi và ghi điểm trong môi trường doanh nghiệp.

4, Mắc một lỗi nhiều lần và không chịu rút kinh nghiệm

Quản lý hay leader trong team sẽ vô cùng khó chịu khi nhân viên của mình cứ mắc đi mắc lại một lỗi dù đã được chỉ cho nhiều lần. Đây được đánh vào ý thức, bởi sai lần đầu là do bạn thiếu kinh nghiệm nhưng sai đến lần thứ 3, thứ 4 thì đấy là do ý thức của bạn tồi. Cách sửa lỗi sai nhanh nhất đấy là ghi chép lại, thay vì sau khi được chỉ ra lỗi, bạn sửa trong một nốt nhạc nhưng rồi cũng vứt nó ra sau đầu và lần sau lại lặp lại thì bạn nên note lại vào một quyển sổ tay hoặc giấy nhớ gắn trước mặt để luôn nhắc nhở mình không nên phạm phải lỗi này nữa.

5, Nghĩ rằng chỉ học lập trình là đủ mà không cần học ngoại ngữ hay kĩ năng khác

Suy nghĩ về việc mình chỉ làm cho doanh nghiệp trong nước hay dựa vào Google Translate là lý do bạn trì hoãn việc học ngoại ngữ của mình. Dù là lập trình viên giỏi đến đâu đi nữa mà bạn không có khả năng ngoai ngữ tiếng anh, tiếng nhật,... thì bạn cũng sẽ không được đánh giá cao. Lập trình viên mới bước chân vào nghề nên dành thời gian trau dồi tiếng anh bởi đó là lợi thế trước những lập trình viên lâu năm nhưng khả năng ngoại ngữ không có, cơ hội được thực hiện những dự án quan trọng và hơn nữa là đảm bảo vị trí của mình trước lứa lập trình viên trẻ tuổi hơn.

Ngoài ngoại ngữ, lập trình viên trẻ cũng cần trau dồi các kĩ năng mềm như làm việc nhóm, thuyết trình hay thậm chí là bán hàng. Đây đều là những kĩ năng cần thiết để trở thành một lập trình viên giỏi bên cạnh kiến thức chuyên môn.

6, Gánh team rồi gục sớm

Như đã nói, kĩ năng làm việc nhóm là một kĩ năng quan trọng trong môi trường công nghệ bởi chỉ riêng bản thân 1 người không thể làm được 1 dự án. Nhiều người tự cho mình giỏi và có khả năng gánh team nên nhận hết những công việc nặng nhọc và quan trọng về mình, coi những người còn lại trong team là thừa thãi. Câu chuyện xảy ra khi một ngày người gánh team đó gục ngã, công việc sau đó được giao lại cho những người chẳng được tham gia vào các phần quan trọng đó. Đây là một suy nghĩ sai lầm và có phần đề cao cái tôi bởi đó không phải là ý nghĩa của một team. Đồng ý là bạn giỏi nhưng không có nghĩa những người còn lại không thể làm được những việc đó. Lập trình viên mới đôi khi muốn thể hiện bản lĩnh, nhưng đừng có làm anh hùng rồi xôi hỏng bỏng không nhé!

7, Kể lề về quá khứ, nhưng không chịu tiến lên

Giống như khi bạn là học sinh giỏi cấp 3 nhưng lên Đại học thì bạn chật vật vì điểm số vậy. Việc học giỏi trên ghế nhà trường không đồng nghĩa với việc bạn cũng có thể giỏi ở trong môi trường doanh nghiệp. Không chịu thích nghi với môi trường mới và ngại thay đổi sẽ yếu tố kéo bạn đi thụt lùi. Một sai lầm thứ 7 còn ghi nhận việc lập trình viên sống trong ánh huy hoàng của quá khứ khi từng có những dự án nổi bật hay đạt những thành tựu xuất sắc. Việc tự mãn và không chịu học hỏi tiếp sẽ khiến năng lực của bạn mãi dậm chân tại chỗ.

8, Không chịu chia sẻ kinh nghiệm

Đây là kiểu người bị anh em cực kỳ ghét trong team. Có kiến thức tốt hơn hay sở hữu những mẹo code hay ho sẽ là thế mạnh của bạn, nhưng nếu vì thế mà bạn giấu nghề, không chịu chia sẻ với anh em thì xin thưa, bạn đã sở hữu 1 vé bị đá ra khỏi thế giới của team rồi đấy. Ông cha đã có câu “Học thầy không tày học bạn”, bạn chia sẻ kỹ năng vừa có thể nhận lại thêm những kỹ năng của người khác, vừa để lại ấn tượng tốt để mở rộng mối quan hệ công sở, lại được sếp đánh giá cao vì biết đóng góp để cả team cùng tốt hơn. Rõ ràng là toàn lợi ích như thế thì tại sao lập trình viên ta lại cứ thích giấu nghề nhỉ?

9, Bảo thủ với cách làm của mình

Nghề nào cũng thế ta cần đầu tư cho nó nhưng nếu đã có quy định về việc làm 8 tiếng thì tức là công việc của chúng ta có thể hoàn thành trong 8 tiếng đó hoặc là công ty sẽ giao lượng công việc phù hợp trong 8 tiếng này. Với lập trình viên mới đôi khi thời gian sẽ kéo dài hơn vì họ cần thêm thời gian học tập, tìm tòi và hoàn thiện sản phẩm. Tuy nhiên nếu một lập trình viên ăn cũng code, ngủ cũng code, lúc nào cũng tất bật làm thêm giờ nhưng lượng công việc không tăng thì người đó phải xem lại cách thức làm việc của mình. Nhiều lập trình viên rất bảo thủ với cách làm của mình, đôi khi có những cách thức đơn giản hơn hay có những công cụ hỗ trợ để công việc nhanh hơn nhưng lập trình viên đó không sử dụng. Nếu chỉ giữ khư khư cách làm việc của mình mà không chịu thay đổi thì thứ nhất bạn sẽ không còn thời gian học tập cái mới, thức 2 bạn sẽ không đạt hiệu quả cao trong công việc.

Trên đây là 9 sai lầm mà lập trình viên mới vào nghề dễ mắc phải. Các lập trình viên tham khảo và cùng cho thêm ý kiến để lập trình viên mới có thể tránh những sai lầm này nhé!

Tham khảo thêm cách mà cộng đồng 30.000 học viên đã tránh được những sai lầm trên và thành đạt tại: https://bit.ly/2O4XYzP

   0968.276.996