Con đường học lập trình: Vạn sự khởi đầu nan
Ông cha ta có câu: “Vạn sự khởi đầu nan”, rồi cũng lại có câu: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”; là con người thì ai ai cũng muốn có được thành công, nhưng con đường bắt đầu thì thường lắm chông gai, trở ngại, khiến không ít người sớm bỏ cuộc dọc đường.
Thế nhưng, chính những khó khăn ban đầu là cơ hội để những người có ý chí, có quyết tâm rèn luyện bản thân mình. Bài viết dưới đây là chia sẻ của một bạn đang theo học ngành Lập trình, xuất phát điểm cũng đầy mơ hồ, nhưng khi bắt tay thực sự, học tập nghiêm túc thì bạn nhận ra, Lập trình chính là con đường mình theo đuổi!
Bỡ ngỡ
Bước đầu khi bắt tay vào một lĩnh vực nào đó, bỡ ngỡ là điều không thể tránh khỏi ở mỗi con người. Khi bắt đầu vào học Lập trình ngay cả khi nhà trường đã đưa tờ thời khóa biểu, các môn học ở từng kỳ học nhưng mọi thứ vẫn đang quá mới mẻ và lạ lẫm.
Lúc này, bạn như vô hướng, không rõ mình sẽ học cái gì và sẽ học ra sao.
Bạn bắt đầu băn khoăn vì không biết nên bắt đầu tư đâu
Cứng cáp hơn
Qua đi những bỡ ngỡ đầu tiên, thì mọi thứ mới bắt đầu hình thành nên. Bạn phải làm quen với một phương pháp học hoàn toàn mới lạ so với cấp 3, đó là học thực hành liên tục, sinh viên và giảng viên làm việc trực tiếp trên máy tính thiết bị, điều này khiến người học thực sự hứng thú; mỗi buổi học được đụng tay vào làm thực sự có chất lượng hơn rất nhiều.
Mỗi khi có bài tập được giao hãy luôn cố gắng hoàn thành sớm nhất có thể. Cộng thêm nữa là được sự hỗ trợ từ phía người thầy. Mỗi khi không hiểu hay thắc mắc điều gì đó thì bạn có thể nhờ thầy, bởi đôi lúc thầy chính là một ông Google bằng xương bằng thịt đối với ngành học của bạn.
Từng ngày qua, bạn sẽ dần dần giải quyết được hầu hết những trở ngại khi gặp phải. Cứ như vậy sẽ khiến cho bạn có thêm động lực và quyết tâm hơn cho những buổi học và bài tập tiếp theo.

Cuối cùng bạn cũng trở nên cứng cáp hơn
Bước đầu lấy đà thực sự khó khăn với hầu hết ai đó trong mỗi công việc. Nhưng đến khi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo của nó thì dường như những khó khăn trở ngại giảm đi chút ít, những dòng mã sạch hơn, trơn tru và ít lỗi hơn.
Kiến thức ngày một lớn lên và đã đến lúc cần phải xác định xem mình theo con đường nào. Định hướng đang mông lung, không rõ điểm mạnh bản thân là gì Java hay .Net, hay nên đi theo mảng nào nhỉ?
Bạn sẽ ngồi lại với người thầy của mình, được review lại về năng lực của bản thân và thầy sẽ định hướng, đưa ra những lời khuyên dành cho bạn.
Hãy nắm vững các kiến thức nền một cách chắc chắn, và kiên định với lựa chọn của bản thân. Bởi lẽ, code cũng giống như việc bạn trả lời câu hỏi bạn muốn ăn gì, khi đó bạn cần phải biết đồ ăn mình muốn nằm ở đâu thì mới có thể mua và ăn được thứ mình muốn.
Nếu không có sẵn, bạn phải tự chuẩn bị nguyên liệu, thêm nếm gia vị, lúc nào cần lửa to lửa nhỏ, kiểm soát được từng khâu từng bước, thì lúc đó công việc Lập trình của bạn đã bắt đầu ngấm vào rồi.
Lập trình bắt đầu ngấm vào mình
Dấu ấn khó quên
Có lẽ, thời điểm khiến bạn rối nhất trong suốt quá trình học Lập trình đó là khi kiến thức của bạn chẳng đến đâu, nhưng lại bị giao cho làm nhóm trưởng bảo vệ đồ án.
Khi trách nhiệm giao phó nặng nề, bạn buộc phải nỗ lực hết mình, vì không chỉ có bản thân mà còn có đồng đội. Lúc này, tình huống bắt bạn phải cố gắng, tìm hiểu thật nhiều để có thể làm được. Nhưng chính nhờ giai đoạn này bạn mới nhận ra giới hạn của bản thân là vô cùng, bạn có thể định hình được chắc chắn con đường của mình đi sau này. Nếu không quá xuất sắc, vậy thì hãy trở nên ham học hỏi.
Điều cần thiết
Trong suốt quá trình theo học, có lẽ cách giảng dạy của người Thầy là vấn đề quan trọng nhất. Quá trình theo học ở Bachkhoa-Aptech, may mắn tôi được gặp người thầy là kim chỉ nam, khiến tôi hứng thú hơn với việc học lập trình.
Điều cần thiết, tìm được người chỉ đường
Ở đó chúng tôi được thỏa sức hỏi và trả lời kể cả là sai nhưng khi đó nó làm cho mỗi cá nhân chúng tôi cảm thấy tự tin vào chính mình hơn rất nhiều. Cả một tập thể cùng nhau chia sẻ và học tập.
Khi học, trong thời điểm đó bạn không thể hiểu hết toàn bộ khái niệm hay vai trò của các hàm hay của một design pattern nào cả. Cái chính là cần phải hiểu được từ những cái nhỏ nhất rồi tích lũy kiến thức dần sẽ giúp bạn hiểu tổng quan hơn.
Tập cách diễn đạt biện luận, giải thích
Khi học Lập trình cái mà các bạn không thể thiếu là những lúc tụ tập anh em, bạn bè, hay người Thầy để cùng trao đổi về một chủ đề nào đó. Một cá nhân sẽ không thể hiểu được một cách cặn kẽ về tất cả các khía cạnh của một vấn đề; mỗi người mỗi ý, do đó việc trao đổi với nhau sẽ giúp cho ta có được những câu trả lời hay và những góc nhìn mới mẻ.
Đừng giấu dốt, phải liên tục hỏi, liên tục thắc mắc thì bạn mới tìm ra được câu trả lời. Bởi lẽ bạn chỉ ngày một trưởng thành và cứng cáp hơn, khi tự biết được cần phải tìm hiểu những thứ gì để phục vụ cho công việc sau này.
Duy trì việc đọc sách, bổ sung kiến thức
Duy trì thói quen đọc sách
Không chỉ đọc sách lập trình mà bạn cần đọc những cuốn sách có tính chất làm thức tỉnh những tiềm năng bên trong. Các bạn cũng có thể học tập theo những tấm gương sáng, từ đó rút kinh nghiệm và giúp cho bản thân mình có nhiều cách nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ khác nhau.
Bài chia sẻ, không đao to búa lớn về thuật toán, về đoạn mã hay về các framework,... Đơn giản là những chia sẻ trong quá trình học Lập trình, từ một đứa mơ hồ, hoang mang về ngành học mình lựa chọn cho đến lúc phát hiện ra Lập trình đã ăn vào máu.
Cốt của việc học là đầu tư thời gian để học hỏi, nghiêm túc đón nhận kiến thức và rèn luyện bằng cách thực hành liên tục!
Bạn đã sẵn dành bỏ công bỏ sức để học Lập trình chưa?
Tham gia ngay cùng chúng tôi: https://bit.ly/2HGeWBE