Blog Công nghệ

Lập trình di động và những điều cần chú ý!

Tổng hợp lời khuyên của tiền bối đã trải qua core, tầng native tới tầng UI của Android - người có cái nhìn tổng quan về lập trình Android nói riêng và lập trình di động nói chung.

Sự khác biệt giữa mobile và PC/laptop

- Tốc độ xử lý: bất cứ ai dùng cả PC/laptop và mobile đều khẳng định là tốc độ của mobile vẫn thua xa PC. Nói có sách mách có chứng, dưới đây là thông số của một số máy mạnh nhất hiện nay:

  • Android: Đa số máy khủng có CPU đạt ngưỡng 2.7GHz và lõi tứ.

  • PC/laptop: CPU của laptop hiện nay có thể lên đến 3,4GHz và lõi 8, lõi 12. Máy tính còn có thể trang bị card màn hình cấu hình cao giúp xử lý đồ họa mượt mà hơn.

- RAM: phần không thể thiếu khi so sánh performance giữa 2 thiết bị.

  • Android: hầu hết máy Android tầm trung chỉ có khoảng 2 - 3GB RAM, trong đó hệ điều hành thường chiếm tới vài trăm MB.

  • PC/laptop: được trang bị tối đa 16GB, một vài máy có 32GB RAM.

- Dung lượng lưu trữ, pin, tốc độ mạng,... là những khía cạnh khác mà Android không thể vượt qua PC/laptop.

Kết luận: mobile còn rất hạn chế so với PC/laptop nên việc tạo ra 1 ứng dụng tốt cần phải cân nhắc rất nhiều yếu tố, đôi khi chúng ta cần cắt giảm phần mong muốn để tối ưu phần cần thiết.

Giao diện người dùng

Vào 1 ứng dụng đặt đồ ăn, nếu bạn phải đợi màn hình loading (thậm chí trắng xóa) thì chắc chắn bạn sẽ chán nản và tắt app. Người dùng nhìn thấy giao diện và tương tác với nó đầu tiên, sau đó mới đến tính năng. Bao nhiêu công sức chăm chút cho tính năng sẽ đổ sông đổ bể khi người dùng cảm thấy không hài lòng từ giây phút nhìn thấy giao diện. Việc ứng dụng bị uninstall rất dễ xảy ra. "Làm được" cách "làm tốt" một khoảng rất xa.

Tài nguyên người dùng

Người dùng mobile đa phần truy cập internet bằng 3G, vì vậy dung lượng 3G là một điều đáng lưu ý. Bạn cần tiết kiệm dung lượng cho người dùng trong khi vẫn đảm bảo chất lượng app. Tương tự với tài nguyên bộ nhớ máy, RAM,...

Độ phức tạp của ứng dụng

Người dùng có dùng app của bạn hay không tùy thuộc rất nhiều vào độ phức tạp của nó. 1 app bắt buộc điền đầy đủ thông tin và 1 app chỉ cần click đăng nhập bằng Facebook, bạn sẽ chọn app nào? Đương nhiên là cái thứ 2 vì nó nhanh chóng và dễ dàng. Ngoài ra, user cũng rất dễ từ bỏ khi phải thao tác quá nhiều với những tính năng cơ bản. Đơn cử sự xuất hiện của Dialog đã giúp người dùng bớt chuyển màn hình và tạo cảm giác app nhỏ hơn, tiện dụng hơn.

Khả năng thấu hiểu khách hàng

Nếu bạn chưa hài lòng với app, muốn nó tốt hơn, nhanh hơn và “rẻ” hơn, bạn đã đặt mình vào vị trí khách hàng. Nếu bạn không làm được, những đối tác tương lai sẽ nhìn vào sản phẩm và đánh giá. Họ có góc nhìn rất khách quan và bạn không muốn mất đi cơ hội vì lý do này.

Trên đây là những điều cần chú ý khi lập trình di động nói chung và lập trình Android nói riêng. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích BKAPers trong cả học tập và công việc.

Bachkhoa-Aptech là đơn vị trực thuộc Aptech Ấn Độ - tập đoàn Công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu trên thế giới. Thương hiệu Aptech đã liên tục 19 năm nhận giải thưởng TOP ICT cho đơn vị đào tạo CNTT xuất sắc nhất Việt Nam. 

  • Địa chỉ: 236B & 250 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: 0968 27 6996
  • Email: tuyensinh@bachkhoa-aptech.edu.vn

Bachkhoa-Aptech - Tự hào 19 năm kiến tạo IT chất lượng cao

Học bổng Android tài trợ 50% học phí: KHÓA HỌC LẬP TRÌNH ANDROID (bachkhoa-aptech.edu.vn)

#BachkhoaAptech #Làmtrướchọcsau #ITleader

   0968.276.996