Năm 2019 tình hình ‘khát’ nhân sự CNTT cao nhất trong lịch sử
Theo báo cáo thị trường IT do TopDev công bố đầu năm nay, 58% nhà tuyển dụng IT phải tiếp cận ứng viên qua kênh giới thiệu hoặc các kênh đăng tin chính thống về IT. Việc tuyển dụng nhân sự CNTT không đơn giản chỉ đăng tin và chờ ứng viên nộp CV, mà nó đòi hỏi sự đầu tư từ nhà tuyển dụng bởi lẽ, nhu cầu về nhân lực IT đang khan hiếm hơn bao giờ hết.
Tính đến năm 2021, thị trường lao động của riêng ngành Lập trình cần tới 350.000 nhân lực, và hiện tại mới chỉ có khoảng 200.000 lao động đáp ứng được yêu cầu công việc. Tại thời điểm này, ngành CNTT được đánh giá là ngành mũi nhọn tại Việt Nam, và là nơi đầu tư lý tưởng của các ông lớn công nghệ trên thế giới.

Top mức lương cao nhất trong lĩnh vực CNTT
Các doanh nghiệp trong nước, những dự án start-up mới đầy tham vọng, những dự án công nghệ được chính phủ tăng tốc triển khai đã khuấy đảo thị trường tuyển dụng IT, chính vì vậy năm 2019, nhu cầu nhân lực IT đã cao đỉnh điểm và cao nhất trong lịch sử từ trước tới nay.
Hiện nay, cũng có nhiều doanh nghiệp đang hướng đến các phương pháp tuyển dụng mới để tạo ảnh hưởng và lan tỏa hình ảnh của mình với những ứng viên chất lượng thay vì chỉ đăng tuyển công việc thông thường hoặc trông chờ vào kênh nội bộ như trước đây.
Các lĩnh vực tiềm năng có nhu cầu nhân sự IT mạnh nhất tại Việt Nam
Thị trường Blockchain
Việt Nam được xem là một trong những blockchain hub mới nổi ở khu vực. Đa số các sản phẩm và thị trường của các doanh nghiệp ứng dụng blockchain là hướng đến global, các doanh nghiệp dưới đây với các hoạt động và sản phẩm nổi bật đang nỗ lực đưa blockchain vào cuộc sống.
Theo các chuyên gia đến từ Infinity Blockchain Labs cho biết thị trường hiện nay đã có hơn 430.000 dự án và 800 công ty khởi nghiệp lớn nhỏ trên thế giới hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ chuỗi khối này, và Blockchain dự đoán đạt giá trị 20,3 tỉ USD vào năm 2030 ở ngành công nghiệp tài chính - thanh toán.
CNTT là ngành mũi nhọn trong cuộc CMCN 4.0
AI - Nhận diện công nghệ
Với sự phát triển của các platform (OpenAI, OpenCV, TensorFlow, Caffe...), vấn đề về thuật toán không còn quá khó khăn, phần còn lại là có đủ dữ liệu(hoặc là lớn, hoặc là chất lượng) để AI phát huy tác dụng.
Các doanh nghiệp liệt kê trong đây đều đã có những sản phẩm đi vào cuộc sống, nhận được vốn lớn hoặc có doanh thu cao. Có đến hơn 73% công ty công nghệ đang có ý định ứng dụng AI vào các sản phẩm của mình. Điều này cũng khiến cho nhu cầu về các kỹ sư AI hiện cũng đang ở mức báo động.
Thị trường E-commerce
Thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam chưa bao giờ sôi động hơn với những con số biết nói. Theo số liệu mới nhất từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát hành vào cuối tháng 9/2018, doanh thu thương mại điện tử trong năm 2017 của Việt Nam đã đạt 6,2 tỉ USD, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng chính vì vậy, Thương mại điện tử Việt Nam được nhiều chuyên gia đầu tư xem và một thị trường đầy hấp dẫn với quy mô dự đoán có thể đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Để triển khai một chiến dịch marketing hoặc bán hàng, luôn có những nền tảng giúp bạn tiếp cận người dùng cuối chưa bao giờ dễ dàng và tiện dụng như ngày nay chỉ với vài cú click chuột.
Nhu cầu nhân sự IT cao nhất trong lịch sử
EDTech
Hiện nay thị trường EdTech tại Việt Nam đã đón nhận khoản đầu tư khoảng 55 triệu đô cho lĩnh vực này nhiều đơn vị nước ngoài đang quan tâm mạnh đến thị trường này ngày càng nhiều hơn. Là một trong những xu hướng phát triển tốt, và có doanh nghiệp đã hoạt động khá lâu trong ngành như Topica, nhưng EdTech vẫn chỉ đang trong giai đoạn sơ khai tại Việt Nam.
Với chỉ dưới 5% số dân công sở có sử dụng một trong các dịch vụ giáo dục online, edtech cho thấy vẫn còn một thị trường rộng lớn đang chờ được khai phá.
SAAS
SaaS (Software as a Service – phần mềm dịch vụ) được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ tạo được một xu thế mới trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo khảo sát của BetterCloud, đến năm 2020, sẽ có khoảng 73% doanh nghiệp sẽ chuyển sang dùng SaaS hoàn toàn trong thời gian. Có thể thấy được, SAAS hiện đang dẫn đầu lĩnh vực B2B Tech tại nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam thị trường này vẫn còn chưa được khai thác một cách tốt nhất, mở nhiều "đất dụng võ" cho các startup trong lĩnh vực này.
Nhu cầu nhân sự IT giờ đây không chỉ là cơn khát của doanh nghiệp chuyên biệt về CNTT, mà dành cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của cuộc sống. Bởi lẽ, giờ đây các doanh nghiệp đang cần ứng dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất, tối ưu hóa hiệu suất công việc, chính vì vậy luôn cần thiết lực lượng IT để vận hành và sử dụng công nghệ.
Ngành CNTT trở thành top ngành quyền lực, nhu cầu nhân lực luôn khan hiếm, với cơ hội mở rộng trong đa dạng lĩnh vực ngành nghề. Nắm bắt được xu hướng dịch chuyển của thời đại, chính là cơ hội để mỗi chúng ta bứt tốc trong tương lai.
Cùng Bachkhoa-Aptech thay đổi để chạm đích nhanh hơn: https://bit.ly/2HGeWBE