Ngành Công nghệ thông tin và những điều 2k3 cần biết!
Công nghệ thông tin là gì? Học Công nghệ thông tin ở đâu? Những chuyên ngành nào đang hot? Học xong ra trường làm gì?... đều là những thông tin 2k3 cần biết trước khi hoàn tất nguyện vọng trước thời gian quy định.
Có tới “91% số sinh viên nghĩ rằng CNTT là một lựa chọn nghề nghiệp tốt cho họ, 95% có nhu cầu muốn biết về CNTT nhiều hơn; 57% cho biết đã học CNTT từ các hướng dẫn trực tuyến; 97% sinh viên không hài lòng nếu cho rằng CNTT chỉ dành cho nam giới” - Trích dẫn trong khuôn khổ sự kiện “Chúng ta cùng lập trình” của Microsoft.
Lựa chọn học ngành Công nghệ thông tin nhưng dường như các bạn đang vẫn còn mơ hồ với ngành học này. Bachkhoa-Aptech cung cấp những cái nhìn đa chiều về ngành CNTT trước khi 2k3 hoàn tất điều chỉnh nguyện vọng.
1.Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (Information Technology) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội
Hiện tại ngành CNTT phân thành 5 chuyên ngành chính: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm.
Công nghệ thông tin cung cấp 4 nhóm dịch vụ lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp bao gồm: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất.
Người làm trong ngành này đòi hỏi tư duy nhạy bén, tư duy logic, độc lập sáng tạo, say mê công việc thiết kế, có khả năng tiếp cận công nghệ mới.
Tuy nhiên, theo ngành CNTT bạn cũng được tự do sáng tạo, làm ra các sản phẩm ứng dụng cho riêng mình và phục vụ chính bản thân mình.
2. Công nghệ thông tin học gì?
Ngành CNTT là một ngành chung, sinh viên được trang bị các kiến thức về khoa học tự nhiên, các kiến thức cơ bản như mạng máy tính, an toàn và bảo mật hệ thống thông tin, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… đồng thời người học sẽ được lựa chọn các kiến thức các chuyên ngành chuyên sâu như: Hệ thống thông tin; công nghệ phần mềm; mạng và truyền thông máy tính; khoa học máy tính. Tùy theo từng chuyên ngành mà sẽ có hướng chuyên sâu và khả năng làm việc khác nhau.
3. Ngành CNTT có cơ hội việc làm ra sao

CNTT luôn phát triển từng ngày, từng giờ với tốc độ chóng mặt nên nhu cầu nhân lực ngành này là rất lớn. Hầu hết các tổ chức, các công ty, các doanh nghiệp đều cần đến người làm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Hơn nữa, phạm vi của ngành CNTT rất rộng nên sinh viên hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp với khả năng.
Thậm chí hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp luôn trong tình trạng 'khát' nhân sự ngành CNTT đến mức báo động, chứng tỏ nho cầu cho ngành này rất lớn và sinh viên theo học ngành CNTT gần như không bị rơi vào cơn khủng hoảng thất nghiệp.
4. Học Công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Lĩnh vực việc làm của ngành Công nghệ thông tin cho bạn nhiều lựa chọn hấp dẫn vì bạn có thể:
- Trở thành lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm
- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra
- Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,...
- Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin

Hiện tại, Bachkhoa-Aptech - Đơn vị đào tạo CNTT Quốc tế hàng đầu tại Việt Nam triển khai 02 chuyên ngành về Lập trình viên và Quản trị mạng.
Theo đó, Sinh viên có thể đảm nhận các công việc sau khi tốt nghiệp khóa Lập trình viên Quốc tế là:
- Chuyên gia lập trình thiết kế Web.
- Chuyên viên phát triển ứng dụng di động (mobile apps)
- Chuyên viên phát triển ứng dụng Java.
- Lập trình viên cơ sở dữ liệu sử dụng SQL Server.
- Chuyên viên phát triển ứng dụng sử dụng công nghệ Advance Java, phát triển ứng dụng trên cơ sở web sử dụng .NET hay J2EE framework.
- Chuyên viên phát triển ứng dụng Client/Server với J2EE hoặc .NET.
- Chuyên gia phân tích hệ thống.
- Chuyên viên phát triển ứng dụng thương mại điện tử sử dụng sản phẩm của Microsoft và IBM.
- Quản trị Web.
- Quản trị cơ sở dữ liệu SQL server.
Sinh viên có thể đảm nhận các công việc sau khi tốt nghiệp khóa Quản trị và Bảo mật Quốc tế là:
- Nhân viên kỹ thuật máy tính và mạng cho các doanh nghiệp
- Nhân viên IT cho doanh nghiệp (nhu cầu của vị trí này là rất lớn vì doanh nghiệp nào cũng có hệ thống máy tính và mạng; doanh nghiệp yêu cầu nhân viên IT phải có kỹ năng toàn diện về phần cứng và mạng)
- Chuyên viên quản trị hệ thống CNTT doanh nghiệp
- Chuyên viên cao cấp về hạ tầng mạng
- Giám đốc hệ thống thông tin doanh nghiệp
5. Học Công nghệ thông tin ra làm việc ở đâu?
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bạn có thể làm việc tại:
- Các công ty phần mềm
- Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng
- Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp
- Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng
- Bộ phận Quản trị mạng và hệ thống, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, nhà máy, xí nghiệp công nghệ cao, ...

Với sự phát triển thần tốc của Internet tại Việt Nam và những vấn đề nảy sinh về an ninh mạng như virus, hacker…Lĩnh vực hoạt động của ngành Công nghệ thông tin đầy tiềm năng phát triển và đang mở ra những cơ hội lớn cho sự nghiệp của bạn.
Thậm chí, bạn hoàn toàn có thể thành công với dự án start up nếu idea mang tính khả thi và bạn có khả năng chèo lái. Tại Bachkhoa-Aptech bạn có thể gặp gỡ nhiều anh chị cựu sinh viên thành công với nghề CNTT.
6. Lương của ngành Công nghệ thông tin thế nào?
Nếu bạn dạo qua một chút về các trang tuyển dụng, việc làm, bạn sẽ thấy mức lương của ngành Công nghệ thông tin thực sự đáng kể so với khá nhiều ngành khác.

Với một lập trình viên mới ra trường, bạn không nên đòi hỏi mức lương cao nhưng tối thiểu bạn có thể có thu nhập tới 8 triệu/tháng. Lập trình viên từ 2-3 năm kinh nghiệm có thể đạt mức lương 12 - 15 triệu. Đặc biệt nếu bạn được làm việc cho những công ty tin học nước ngoài, mức lương của bạn sẽ được tính bằng đô la Mỹ và có thể nói rất hấp dẫn.
7. Tương lai nghề nghiệp?
Nếu bạn có tìm hiểu, sẽ nhận ra có nhiều ngành nghề khác nổi lên và nhanh chóng nguội dần theo các năm, duy nhất ngành CNTT vẫn chưa bao giờ hết nóng. Cho đến nay, nhu cầu nhân lực trong ngành này đang khan hiếm, đến năm 2020 Việt Nam thiếu đến 400.000 nhân sự IT.
Trong thời gian tới, sự đổ bộ của các doanh nghiệp nước ngoài, các bootcamp, thung lũng Sillicon ra đời ở Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho những ai học ngành CNTT. Đó là lý do tương lai trong ngành này cực kỳ nở rộ.

Tuy nhiên, áp lực công việc của ngành Công nghệ thông tin là rất cao vì bạn không thể đơn thuần chỉ áp dụng những gì học được trong nhà trường. Công nghệ là một thứ liên tục thay đổi, vì vậy bạn phải có khả năng tự học tốt, đặc biệt phải đọc được tài liệu tiếng Anh vì mọi công nghệ mới đều được cập nhật bằng tiếng Anh.
Nếu có kỹ năng chuyên môn và kỹ năng quản lý bạn có thể vươn lên vị trí quản lý, hoặc bạn phải chọn một lĩnh vực công nghệ chuyên biệt nào đó để trở thành chuyên gia, như chuyên gia hệ thống, chuyên gia bảo mật, chuyên gia giải pháp, hoặc nếu bạn có tố chất tốt về giao tiếp, bạn có thể trở thành một chuyên gia bán hàng trong lĩnh vực này.
Các bạn sĩ tử 2k2 đang chuẩn bị trải qua kì thi THPT Quốc gia. Với một kì thi có quá nhiều điểm mới như năm nay thì việc các bạn đang đứng trước nhiều sự lựa chọn nhưng lại rất khó để quyết định là điều không tránh khỏi. Không chỉ các bạn sĩ tử 2k2 bối rối mà ngay cả cá bậc phụ huynh hay các trường cũng khá hoang mang vì quy chế, về cách xét tuyển, tuyển sinh.
Vậy bạn hãy tĩnh lại một chút, hãy suy xét kỹ, cân nhắc về đam mê, về năng lực bản thân và điều kiện thực tế của mình để từ đó chọn đúng con đường, đúng trường để theo đuổi đam mê.
8, Nên học Công nghệ thông tin ở đâu?
Riêng với các bạn đã có lựa chọn CNTT từ đầu thì nên tìm hiểu kỹ về các phương thức đào tạo vì thời đại độc quyền mang tên trường đại học đã không còn. Giờ đây các phương thức học chuyên sâu tại các cơ sở đào tạo thực hành CNTT Quốc tế đang được ủng hộ bởi cách đào tạo tập trung vào kiến thức chuyên ngành, đảm bảo khả năng "hành", giảm thiểu tính lý thuyết.

Giáo trình nào tốt thì câu trả lời nằm ngay ở các nhà tuyển dụng bởi họ chọn người làm được việc có đủ kỹ năng, bắt kịp với công việc thực tế chứ họ không tuyển những nhân viên có bằng cấp cao nhưng chỉ "cao" trên lý thuyết.
Tham khảo cách học được 35.000 học viên lựa chọn: http://laptrinhvien.bachkhoa-aptech.edu.vn/xethocba
Với sự phát triển như vũ bão của Công nghệ thông tin, ngày nay các bạn trẻ đứng trước lựa chọn ngành, nghề cũng có thể tự tìm kiếm thông tin và tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu bạn lựa chọn học CNTT, bạn đã nắm chắc được các thông tin phía trên chưa? Nếu vẫn đang băn khoăn liên hệ Bachkhoa-Aptech để nhận tư vấn và lên lộ trình sẵn sàng cán đích cùng ngành quyền lực trong kỷ nguyên 4.0 này nhé!
Bachkhoa-Aptech là đơn vị trực thuộc Aptech Ấn Độ - tập đoàn Công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu trên thế giới. Thương hiệu Aptech đã liên tục 19 năm nhận giải thưởng TOP ICT cho đơn vị đào tạo CNTT xuất sắc nhất Việt Nam.
-
Địa chỉ: 236B & 250 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
-
Hotline: 0968 27 6996
-
Email: tuyensinh@bachkhoa-aptech.edu.vn