Blog Công nghệ

Nhiều 'ông lớn' công nghệ chọn Việt Nam làm đầu não R&D

Samsung xây dựng trung tâm R&D trị giá 220 triệu USD, trong khi Qualcomm chọn Việt Nam là nơi đặt trung tâm R&D đầu tiên ở Đông Nam Á.

Samsung lần đầu công bố bức tranh toàn cảnh về hiện trạng phát triển R&D của tập đoàn tại Việt Nam, trong đó nổi bật là dự án Trung tâm R&D 220 triệu USD đang trong quá trình xây dựng tại Tây Hồ (Hà Nội). Trung tâm này dự kiến hoàn thành vào năm 2022 và là nơi làm việc của 3000 kỹ sư.

Trước khi xây dựng trung tâm mới, tập đoàn công nghệ Hàn Quốc này đã đặt trụ sở cho bốn mảng R&D tại Việt Nam, nghiên cứu về thiết bị di động, điện tử gia dụng, AI và phân tích dữ liệu. Ngoài ra, họ còn có SDV - một trung tâm chuyên nghiên cứu màn hình kiêm phát triển nhân tài cho hãng.

Những năm gần đây, ngoài Samsung, nhiều doanh nghiệp công nghệ khác đã chọn Việt Nam làm điểm đầu tư R&D. Trước đó, Grab mở trung tâm R&D tại TP HCM. LG được cho là sẽ mở trung tâm thứ hai tại Đà Nẵng. Panasonic, Toshiba, cũng đã có các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam. Mới đây nhất, Qualcomm đã công bố phòng thí nghiệm duy nhất của mình ở Đông Nam Á, tại Hà Nội.

Trung tâm của Qualcomm mở vào tháng 6 năm ngoái với quy mô 4 phòng lab, tập trung vào các công nghệ có vai trò quan trọng hàng đầu hiện nay, như sóng radio 4G/5G, camera, một phòng chuyên nghiên cứu cải thiện hiệu năng và pin cho thiết bị di động và một phòng giả lập môi trường mạng để phục vụ thị trường Mỹ, châu Âu. Đến tháng 4 năm nay, trung tâm có khoảng 50 kỹ sư, toàn bộ là người Việt Nam.

Các trung tâm R&D tại Việt Nam của Qualcomm và Samsung đều là nơi nghiên cứu và phát triển lớn nhất của họ tại Đông Nam Á, nghiên cứu công nghệ cho các dự án trên toàn cầu.

"Trung tâm tại Hà Nội nằm trong hệ thống R&D toàn cầu của Qualcomm, tham gia các dự án lớn của tập đoàn chứ không chỉ phát triển sản phẩm riêng cho Việt Nam", ông Thiều Phương Nam, CEO Qualcomm khu vực Đông Dương chia sẻ.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển điện thoại di động của Samsung (SVMC) tại Hà Nội đảm nhận việc nghiên cứu và phát triển dòng điện thoại A tại thị trường Đông Nam Á và nhiều sản phẩm cho thị trường Australia, New Zealand, châu Âu. Đây cũng là nơi kiểm chứng các thiết bị mạng 5G.

Khi ngày càng nhiều dự án R&D có mặt tại Việt Nam, nhân lực chất lượng cao trở thành mục tiêu "săn lùng" của các ông lớn công nghệ.

Dù đánh giá việc xây dựng trung tâm R&D tại Việt Nam "không có gì khó khăn", ông Thiều Phương Nam cũng nhận định "tương lai khi Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ mới và có nhiều tập đoàn công nghệ lớn đầu tư vào, các công ty sẽ cạnh tranh với nhau về nguồn nhân lực". Để thu hút được người phù hợp, các "ông lớn" công nghệ không chỉ cạnh tranh bằng chế độ làm việc, mà còn sử dụng các "tài sản" công nghệ của mình.

"Để thu hút kỹ sư giỏi, chúng tôi giúp họ tiếp cận với các công nghệ mới nhất của thế giới. Chẳng hạn, nếu kỹ sư đó muốn phát triển các kỹ năng liên quan đến mạng 5G, họ sẽ đến với Qualcomm", ông Nam nói.

Trong khi đó, Samsung lại phát triển nhân lực từ việc đào tạo. Đại diện Samsung Việt Nam cho biết, công tác đào tạo được triển khai từ năm 2012. Nhiều chương trình hợp tác đào tạo được mở ra, giúp sinh viên có nghiên cứu về di động theo tiêu chuẩn kỹ thuật toàn cầu. Nhiều sinh viên sau khi thực tập đã trở thành nhân sự chính thức trong các dự án R&D của doanh nghiệp này.

"Đào tạo" và "nhân lực chất lượng cao" là bài toán lớn đối với các 'ông lớn' công nghệ. Để giải quyết bài toán này, Bachkhoa-Aptech - đơn vị có 19 năm kinh nghiệm trong đào tạo nhân lực CNTT chất lượng cao - đã ‘may đo’ thiết kế Chương trình Kiến tạo IT Leader 4.0 sát với yêu cầu tuyển dụng của từng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cam kết tuyển thẳng sinh viên đạt yêu cầu với mức lương từ 10 triệu đồng là lợi ích vượt trội mà chương trình mang lại cho học viên.

Chương trình có sự đồng hành sâu của các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực CNTT như Rikkeisoft, Ominext, Sotatek từ xây dựng chương trình, phỏng vấn đầu vào đến đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo và tuyển dụng nhân sự. Đây là bước ngoặt sâu rộng trong mối quan hệ hợp tác bền vững, mở ra cơ hội việc làm và bệ phóng phát triển sự nghiệp cho học viên lựa chọn chương trình này.

Đánh giá cao mô hình đào tạo CNTT "làm trước - học sau" độc đáo của Bachkhoa-Aptech, ông Tô Hồng Nam- Phó Cục trưởng Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) khẳng định: CNTT rất đặc thù, bên cạnh đào tạo dài hạn chính quy trong các trường đại học thì đào tạo ngắn hạn là phần quan trọng không kém. Hiện nay, đào tạo ngắn hạn giúp cập nhật công nghệ nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT thường xuyên thay đổi. Sinh viên sau khi học chương trình chất lượng cao sẽ có nhiều cơ hội việc làm bởi tính cập nhật của chương trình học. Chương trình còn có lợi thế lớn khi kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp, sinh viên sau khi học xong có thể làm việc được ngay, không mất thời gian đào tạo lại.

Bộ GD&ĐT cam kết hỗ trợ mô hình đào tạo này phát huy thế mạnh, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CNTT trong nước, hơn thế còn đặt mục tiêu xuất khẩu nguồn lực này ra các nước khu vực và thế giới.

Bằng những thế mạnh khác biệt, Bachkhoa-Aptech đã xây dựng cộng đồng 35.000 cựu học viên thành đạt, 98% có việc làm trong đó 75% làm doanh nghiệp TOP 500, 30% làm cấp quản lý - chủ doanh nghiệp; 1000$ là mức lương trung bình mỗi tháng!

Trong 19 năm qua, Bachkhoa-Aptech luôn giữ vững vai trò là bệ phóng cho các bạn trẻ đam mê công nghệ, đặc biệt là thế hệ Z. Bên cạnh đội ngũ giảng viên chuyên gia đến từ các doanh nghiệp, Bachkhoa-Aptech chú trọng đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, phòng học sáng tạo, thư viện BKAP Books để tạo cảm hứng học tập cho học viên. Chắc kiến thức, vững kỹ năng, trang bị tiếng Anh, kỹ năng mềm chính là bí kíp để sinh viên Bachkhoa-Aptech được doanh nghiệp săn đón và cán đích ngàn đô.


Bachkhoa-Aptech - Tự hào 19 năm Kiến tạo IT chất lượng cao

Học bổng Kiến tạo IT 2,5 năm trị giá 24.000.000 VNĐ: THI TUYỂN LỚP CHẤT LƯỢNG CAO - IT LEADER 4.0 (bachkhoa-aptech.edu.vn)

#BachkhoaAptech #Làmtrướchọcsau #19nămKiếntạoIT

   0968.276.996