4 ngộ nhận về nghề Tester có thể bạn chưa biết!

09:25 29-06-2017BKAP Media

Kiểm thử phần mềm hay còn được gọi là Tester trước kia vốn chỉ được đề cập tới một cách “cưỡi ngựa xem hoa” trong công nghệ phần mềm nhưng giờ đây đã trở thành nghề “hot” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, chính điều đó cũng dẫn tới những suy nghĩ ngô nghê về lĩnh vực này. Hãy cùng Bachkhoa-Aptech khám phá những ngộ nhận phổ biến về công việc này nhé

4-ngo-nhan-ve-nghe-tester-co-the-ban-chua-biet-01

1. Ai cũng có thể làm Tester

Nếu chỉ nhìn vào khoảng thời gian một người mới tiếp cận với kiểm thử phần mềm (KTPM) cho đến khi họ có thể làm được việc thì đúng là không lâu. Song, thực tế thì khoảng cách về kỹ năng và hiệu quả công việc giữa Tester làm được việc và Tester xuất sắc là khá lớn. Bởi kiểm thử phần mềm không chỉ đòi hỏi những kiến thức chuyên môn mà còn cần tới những kỹ năng mà chỉ khi làm thực tế nhiều bạn mới có thể tự trang bị cho mình. Sự đam mê công nghệ, khả năng tư duy sáng tạo, quan sát, phân tích và lập trình…là những kỹ năng cốt yếu để một Tester có thể làm tốt công việc. Chắc chắn, bạn sẽ không muốn chỉ dừng lại ở vị trí một Tester làm được việc thôi đúng không nào?

2. Làm Tester thì không cần kỹ năng lập trình

Một Tester “toàn năng” không chỉ cần kiểm thử các chức năng (functional testing), mà còn cần phải biết kiểm thử tự động (automation testing) và kiểm thử hiệu năng (performance testing) cho sản phẩm. Thậm chí, bạn còn cần phải tìm hiểu và xây dựng giải pháp/công cụ phục vụ kiểm thử tự động/hiệu năng. Và để làm được những điều đó, bạn phải nắm vững kỹ thuật, phải biết lập trình để xây dựng thêm tính năng cho phù hợp với nhu cầu dự án.

4-ngo-nhan-ve-nghe-tester-co-the-ban-chua-biet-02

3. Nghề Tester không đòi hỏi nhiều khả năng phân tích, sáng tạo

Công việc của một Tester thời @ không chỉ dừng lại ở việc kiểm thử mà họ có thể  phải tham gia phân tích, đánh giá yêu cầu và đưa ra những đề xuất để cải thiện tính năng của sản phẩm cùng nhóm phát triển phần mềm. Thông qua việc đánh giá công nghệ, kiến trúc họ sẽ phải xác định các rủi ro về chất lượng (quality), bảo mật (security), hiệu năng (performance), tính dễ sử dụng (usability)… Vậy nên khả năng phân tích càng tốt và tính sáng tạo càng cao thì công việc của bạn sẽ càng hiệu quả và lý thú.

4-ngo-nhan-ve-nghe-tester-co-the-ban-chua-biet-03

4. Làm Tester ít có cơ hội phát triển nghề nghiệp

Những năm gần đây, KTPM đã dần trở thành một lĩnh vực màu mỡ để phát triển ở nước ta. Theo ước tính đến năm 2020, thị trường nhân lực KTPM ở Việt Nam sẽ cần thêm khoảng trên dưới 10,000 chuyên viên kiểm thử (Tester), trong đó có khoảng 50% là chuyên viên KTPM cao cấp trở lên. Nghề Tester không có tuổi, kinh nghiệm càng nhiều cơ hội thăng tiến càng cao

Nếu bạn giỏi tiếng anh thì càng có cơ hội làm việc ở công ty phần mềm lớn với mức lương từ 15-20 triệu. Với một Tester mới vào nghề, mức lương từ 5-6 triệu cũng được cho là khá hấp dẫn so với những ngành nghề khác. Đó là những con số sáng láng pha chút màu hồng tươi đẹp dành cho những ai đang có ý định trở thành Tester.

Trên con đường trở thành chuyên gia, thử thách lớn nhất đối với Tester không phải là công nghệ mới hay vấn đề kỹ thuật hóc búa mà là vượt qua chính bản thân mình để luôn giữ được “lửa nghề”. Ngay bây giờ, hãy để Bachkhoa-Aptech tiếp nhiệt cho bạn bằng những khóa học chất lượng, uy tín và đảm bảo làm được việc ngay sau khi hoàn thành khóa học cũng như cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam.

Còn chần chừ gì nữa, hãy nhanh tay đăng ký khóa học Kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm của Bachkhoa-Aptech TẠI ĐÂY các bạn nhé!

Bachkhoa-Aptech Media

   0968276996
< wire:id="2qSVLbGQGMKlKogOnrrK" wire:initial-data="{"fingerprint":{"id":"2qSVLbGQGMKlKogOnrrK","name":"embedded.footer","locale":"vn"},"effects":{"listeners":[]},"serverMemo":{"children":[],"errors":[],"htmlHash":"26380eb1","data":[],"dataMeta":[],"checksum":"13ad09931416387e48f27feec03cf2d33235d045d03dac0b7641000e0d76dba0"}}"!-- Messenger Plugin chat Code -->