Steve Jobs, Bill Gates…và rất nhiều cái tên nổi tiếng trong thung lũng sillicon đều là những nhà thuyết trình với khả năng truyền cảm hứng và khát vọng đến hàng triệu người trên thế giới. Rõ ràng, dù ở bất cứ ngành nghề nào, nếu bạn là một người có tham vọng, thuyết trình sẽ là “đôi cánh” giúp bạn vươn tới thành công và thành công hơn nữa. Là các lập trình viên, các developer, các bạn hầu hết trình bày ý tưởng của mình từ phía màn hình máy tính. Và một trong những cách hiệu quả nhất để kết nối với mọi người và tiếp thị bản thân là thông qua kỹ năng nói và trình bày.
6 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn cung cấp một bài thuyết trình thu hút sự chú ý của khán giả và để lại trong họ những ấn tượng sâu sắc.
1. Mang giá trị hữu ích đến cho mọi người
Bài thuyết trình của Steve Jobs về chiếc iPhone đầu tiên và nhiều sản phẩm sau đó vẫn luôn được nhắc đến như một điển hình mà bất cứ diễn giả, bất cứ nhà hùng biện nào đều ngưỡng mộ sâu sắc. Thành công đó có được không chỉ nhờ kỹ thuật lập trình đột phá mà dòng sản phẩm này mang lại, mà còn là khả năng truyền tải thông điệp một cách ấn tượng mà Steve đã làm.
Vậy, làm sao để bạn cung cấp cho bài diễn thuyết của mình được giống như huyền thoại Steve Jobs? Nếu bạn có thể đảm bảo rằng mỗi thành viên trong khán giả của bạn sẽ khiến cảm thấy có giá trị giống như bạn đã thêm vào cuộc sống của họ một điều ý nghĩa, thì nhiệm vụ của bạn đã hoàn thành! Người nghe sẽ chú ý nhiều hơn khi bạn chia sẻ những ý tưởng thích hợp và có ích với họ. Hãy cân nhắc làm thế nào ý tưởng của bạn có thể giúp đỡ những người khác, rồi xây dựng cách trình bày phù hợp từ đó.
2. Điều chỉnh phương thức trình bày phù hợp với từng đối tượng khán giả.
Một sai lầm phổ biến mà người thuyết trình mắc phải là phương pháp trình bày của họ. Hãy cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt về khán giả của bạn trước một khoảng thời gian nhất định để tùy theo từng đối tượng, bạn sẽ thay đổi những gì bạn nên nói. Làm thế nào để trình bày trong một căn phòng hoàn toàn các lập trình iOS cần phải khác với cách trình bày với một căn phòng đầy các nhà quản lý kỹ thuật. Hay khi trình bày để hỗ trợ khách hàng cần phải khác với như thế nào để đảm bảo chất lượng. Vậy, nếu bạn đang nói chuyện với các developer, hãy nói chuyện về technical. Còn nếu bạn đang nói chuyện với Giám đốc công nghệ, hãy mang đến những lợi nhuận đầu tư cho anh ta. Mỗi đối tượng khán giả là khác nhau, vì vậy bài diễn thuyết của bạn rất cần thiết phải điều chỉnh làm sao để phù hợp với từng đối tượng đó.
3. Lập trình viên cần có một thông điệp rõ ràng
Hãy chọn một tiêu đề đúng trọng tâm, đơn giản và ngắn gọn cho bài thuyết trình của bạn. Và nó giống như việc bạn “lập trình” thành công bước đầu tiên để “giữ chân” người xem “ở lại” với bài nói của mình.
Ngay cả khi chủ đề của bạn có thú vị, mọi người sẽ nhanh chóng bị nhàm chán, nếu họ không thể hiểu được thông điệp của bạn. Trình bày dài dòng và lan man không cho thấy bạn hiểu biết mà nó chỉ khiến bài thuyết trình rời rạc hơn mà thôi. Đó là lý do tại sao bạn nên có một thông điệp rõ ràng. Hãy tự hỏi mình, "một trong những ý tưởng tôi muốn truyền tải trong bài thuyết trình này là gì?" Từ đó xây dựng một thông điệp duy nhất xung quanh câu trả lời của bạn và trau dồi kiến thức xung quanh nó.
4. Đừng phụ thuộc hoàn toàn vào Slides
PowerPoint và Keynote là công cụ giúp nâng cao bài thuyết trình, tuy nhiên nó không phải là tất cả. Người ta sẽ không đánh giá bài thuyết trình trên các slide. Mà thông điệp của bạn phải là trọng tâm và bạn là đóng vai trò chính trong việc trình bày thông điệp đó. Slide lòe loẹt sẽ không tạo nên một bài thuyết trình hấp dẫn. Hãy nhìn Steve Jobs, người ta chỉ nhìn thấy một Steve “nói không” với ghi chú, nhớ từng chi tiết của slide. Ngay cả với bài giới thiệu iPhone kéo dài đến 80 phút, ông cũng không nhìn vào note một lần nào, nhưng mỗi bài thuyết trình luôn đạt kết quả hoàn hảo.
Dưới đây là năm lời khuyên nhanh chóng mà có thể giúp bạn thực hiện các slide một cách ấn tượng.
- Tránh các đoạn văn hay một cụm văn bản dài. Steve Jobs là một bậc thầy trong việc này. Hầu hết các slide của ông đã có rất ít câu cú. (ít hơn sáu).
- Sử dụng phông chữ thích hợp. Hãy sử dụng font chữ mà mọi người đều trong phòng đều có thể đọc được. Những font chữ dùng rộng rãi, hay đơn giản như Arial. Ngoài ra, hãy nhớ phải sử dụng các font chữ nhất quán suốt bài trình bày.
- Tránh những báo cáo chi tiết. Khi sử dụng bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người có thể hiểu được nó. Điều đó có nghĩa là đảm bảo các đơn vị đo lường phù hợp và khán giả tiếp thu được ý tưởng trong nháy mắt.
- Càng đơn giản càng đẹp. Hiệu ứng chuyển nhanh chóng.
- Sử dụng hình ảnh trong văn bản. Nếu bức ảnh chứa nội dung và ý nghĩa có thể mô tả những gì bạn đang cố gắng để nói, thì hãy sử dụng các hình ảnh. Chúng chứa đựng hàng ngàn lời nói thay vì bạn phải trình bày dài dòng.
5. Lập trình viên cần kể một câu chuyện hấp dẫn
Điều khiến Steve trở thành một nhà hùng biện hàng đầu là khả năng thuyết trình một cách truyền cảm và tự nhiên. Nếu những gì bạn trình bày chỉ như là một bản báo cáo thì sẽ dễ gây ra cho công chúng cảm giác nhàm chán. Bạn không thể dội bom khán giả với những sự kiện và con số.
Giữa người thuyết trình và người nghe cần có sự móc nối, tương tác với nhau. Bạn sẽ gây được sự chú ý với khán giả nhờ bằng cách kể chuyện. Bạn muốn bài thuyết trình của mình trở nên như thế nào? Theo tôi, sự kết hợp giữa một bản báo cáo và một câu chuyện hấp dẫn là một bài trình bày trên cả tuyệt vời.
Ngoài ra, ngôn ngữ cơ thể cũng có thể giúp truyền đạt câu chuyện của bạn. Phong cách thoải mái, hăng hái và tự tin của người thuyết trình sẽ giúp cho người nghe cảm thấy thoải mái và nhiệt tình về chủ đề khán giả đang lắng nghe.
6. Thực hành
Bạn muốn tự tin thể hiện những kiến thức của mình một cách toàn diện. Vậy thì đừng bao giờ đọc từ các slide. Điều đó sẽ khiến bài thuyết trình của bạn trông rất thiếu tổ chức và không chuyên nghiệp. Đừng cố gắng ép buộc điều gì đó vào bài nói của bạn, và nếu các slide không phù hợp, hãy cắt chúng ra. Đứng trước một đám đông khán giả là phương pháp thực hành tốt nhất. Bằng cách đó bạn có thể nhận được những ý kiến phản hồi một cách khách quan. Mục đích là để thực hành cho đến khi trình bày có một bài thuyết trình chôi chảy, tự nhiên nhất.
Ở Việt Nam, đối với nhiều lập trình viên, đặc biệt là những lập trình web ,lập trình ứng dụng ... trẻ tuổi thì khả năng thuyết trình đang là một điểm yếu lớn cản trở con đường sự nghiệp. Chúng ta thường đề cao kiến thức chuyên môn nhưng lại bỏ quên những kĩ năng mềm cần có, từ đó gây ra sự bỡ ngỡ ở nhiều bạn trẻ khi bước vào môi trường làm việc.
Với hơn 13 năm là đơn vị đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, Bachkhoa-Aptech không chỉ tập trung vào giảng dạy chuyên sâu về chuyên môn, mà đồng thời còn cung cấp cho sinh viên những kỹ năng mềm vô cùng cần thiết và bổ ích. Bởi vậy, sau mỗi khóa học các học viên của Bachkhoa-Aptech không chỉ thành thạo về chuyên môn mà còn được đánh giá cao trong công việc, được các doanh nghiệp đánh giá cao, và là đối tượng tuyển dụng của những tập đoàn lớn về lập trình php , java , C#...
Bachkhoa-Aptech Media