70% sinh viên CNTT ra trường phải đào tạo lại ở Doanh nghiệp

10:14 04-04-2019BKAP Media

Theo Viện Chiến lược Bộ Thông tin và Truyền thông khảo sát, trong 50.000 cử nhân CNTT ra trường mỗi năm, chỉ có 30% làm được việc ngay, còn 70% phải đào tạo lại. Con số này không thể đáp ứng với nhu cầu phát triển Công nghệ thông tin ở nước ta. 

Trong khi đó, phát biểu trong tọa đàm “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học - doanh nghiệp” Bộ trưởng Bộ GD và ĐT Phùng Xuân Nhạ cho hay: "Chất lượng đào tạo ngành CNTT ở nước ta chưa thể đáp ứng được yêu cầu và chưa đúng với kỳ vọng của thị trường". 

Bộ trưởng Bộ GD và ĐT Phùng Xuân NhạBộ trưởng Bộ GD và ĐT Phùng Xuân Nhạ

Đặc biệt trong bối cảnh CNTT trở thành ngành kinh tế lớn với quy mô 100 tỷ USD, giá trị xuất khẩu khoảng 93 tỷ USD, xuất siêu trên 25 tỷ USD và cần gần một triệu lao động.

Cũng trong buổi toạ đàm, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cũng chỉ ra nhiều rào cản mà việc đào tạo nguồn nhân lực ICT chất lượng cao cần phải thay đổi: "Đó là truyền thống giáo dục Việt Nam vẫn là học trước rồi làm sau, là thầy dạy trò nghe, học sách giáo khoa là chính, học thuộc là quan trọng, giảng đường là cơ sở chính của đại học, học nhiều thực hành ít. Vì điều này, chúng ta vẫn đang “khát” nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT có chất lượng cao."

Đồng quan điểm với ý kiến trên, Giáo sư Nguyễn Xuân Hoài - Viện Trí Tuệ Nhân Tạo (Viện AI) đã bày tỏ quan điểm về chương trình đào tạo của các khoa CNTT ở Việt Nam đã RẤT LẠC HẬU và gây lãng phí thời gian của người học: "Với quá nhiều môn học vô bổ là nguyên nhân khiến sinh viên chán học, tiêu cực trong thái độ học tập. Do đó cần phải dứt khoát bỏ ngay giai đoạn học đại cương mà học luôn chuyên ngành và phân ngành từ sớm".

GS Nguyễn Xuân Hoài cũng lấy ví dụ:

Gần như rất ít các khoa CNTT đại học ở Việt Nam dậy Python, trong khi Python đã là ngôn ngữ lập trình chính được dậy ở các trường đại học CNTT của Mỹ.

Trong khi sinh viên CNTT tốt nghiệp các trường Đại học không thể đáp ứng được yêu cầu thị trường, 70% buộc phải đào tạo lại, đào tạo bổ sung khi đến làm việc tại các doanh nghiệp. Thì các trung tâm Đào tạo thực hành CNTT chính là điểm sáng trong thời kỳ hiện nay. Điển hình như Hệ thống Đào tạo CNTT Quốc tế Bachkhoa-Aptech, chú trọng làm việc thực tiễn cho học viên, đáp ứng gần 100% yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp!

BACHKHOA-APTECH LÀM TRƯỚC HỌC SAU: VÌ 1 TRIỆU NHÂN LỰC CNTT CHẤT LƯỢNG CAO

Trong khi các trường đại học CNTT vẫn đang loay hoay thay đổi phương thức đào tạo, tìm cách giảm bớt hàn lâm, và đau đầu tìm câu trả lời: "Đào tạo kỹ sư CNTT ra để làm gì?"

Thì ở Bachkhoa-Aptech, chúng tôi đã nắm bắt và nghiên cứu về thị trường lao động hiện nay đang ra sao, để "đào tạo hướng theo cái doanh nghiệp cần, chứ không phải đào tạo cái mình có".

Triển khai mô hình đào tạo CNTT ngược Làm trước - Học sau đầu tiên tại Việt Nam, Bachkhoa-Aptech là cơ sở đào tạo thực hành DÁM cam kết 100% việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp. Học viên nhập học, sẽ được trải nghiệm môi trường CNTT thật, đi IT tour thực tế doanh nghiệp, tiếp xúc với sản phẩm trước, tự tay cấu hình cho sản phẩm của mình sau đó "tự vỡ" ra lý thuyết.

Giảm tối đa việc học lý thuyết, đẩy mạnh thực hành cường độ cao theo tỉ lệ 20% lý thuyết - 80% thực hành và đào tạo theo phương pháp training on job cầm tay chỉ việc, mỗi lớp học tối đa 25 học viên để sát sao tiến độ cho từng người học và tăng cường đưa sinh viên đi thực tập, "nhúng mình" vào các doanh nghiệp CNTT.

Tại Bachkhoa-Aptech chương trình Đào tạo được thiết kế tinh gọn, không "ăn cắp" thời gian của học viên bằng những môn đại cương, lý thuyết dàn trải. Trung bình một người học CNTT ở các trường đại học phải học khoảng 50 - 60 môn học trong đó có rất nhiều môn hoàn toàn vô tác dụng với việc làm CNTT như Lý, Hóa đại cương. Thì chương trình đào tạo của Bachkhoa-Aptech rút gọn chương trình, chỉ học các môn cơ sở chuyên ngành và môn chuyên ngành. Để học viên ra trường sớm, nhanh chóng đi làm, nhập cuộc vào thị trường để trở thành nguồn nhân lực mũi nhọn cho sự phát triển Công nghệ thông tin của đất nước.

Đặc biệt, lấy chủ trương Học là làm được việc, chúng tôi biết cái mà doanh nghiệp ngoài kia cần ở nhân sự của mình. Đó không chỉ là kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, Tiếng Anh mà còn là ứng dụng công nghệ mới, áp dụng phát triển sản phẩm, tăng hiệu suất công việc.

Khi GS Nguyễn Xuân Hoài (Viện AI) lấy ví dụ về nhiều trường ĐH ở Việt Nam còn chưa dậy ngôn ngữ lập trình Python, thì ở Bachkhoa-Aptech chúng tôi đã triển khai Python ứng dụng cho học viên từ rất lâu, và chỉ trong 1 tháng tới sẽ đưa vào chương trình đào tạo Công nghệ Blockchain, AI,... Là những công nghệ tiên phong, đang được ứng dụng hàng ngày hàng giờ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Và để tinh chỉnh, may đo thiết kế chương trình giảng dạy "bám sát" theo nhu cầu của thị trường, Bachkhoa-Aptech liên tục phối hợp, "bắt tay" với doanh nghiệp để giải quyết bài toán nhân sự cho doanh nghiệp. Tạo tiền đề để học viên được trải nghiệm môi trường doanh nghiệp CNTT thực tế, được thực tập và trong tương lai trở thành nhân sự chất lượng cao cho các doanh nghiệp.

Đơn cử, Chương trình đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, Bachkhoa-Aptech phối hợp cùng Công ty CP Bytesoft Việt Nam triển khai khóa học Blockchain Basic 4.0. Vừa phổ cập công nghệ mới, vừa là "phòng đào tạo" thứ 2 cho Bytesoft, học viên tốt nghiệp khóa học sẽ cam kết làm việc ngay tại Bytesoft Việt Nam - Công ty tiên phong trong ứng dụng CN Blockchain.

Đó là lý do, Bachkhoa-Aptech được hàng ngàn học sinh THPT, sinh viên và người đi làm tin chọn là bệ phóng cho sự nghiệp CNTT. Và trải qua 17 năm hình thành, Bachkhoa-Aptech tự hào có 30.000 học viên tốt nghiệp và thành đạt, 98% có việc làm và trở thành nhân sự chủ lực trong các doanh nghiệp CNTT hàng đầu!

------------------------

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO CNTT QUỐC TẾ BACHKHOA-APTECH

  • Địa chỉ: Tòa nhà HTC, 236B & 238 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

  • Hotline tư vấn 24/7: 0968 27 6996
   0968276996
< wire:id="2XvYu0EUI5xBi6pVa6BR" wire:initial-data="{"fingerprint":{"id":"2XvYu0EUI5xBi6pVa6BR","name":"embedded.footer","locale":"vn"},"effects":{"listeners":[]},"serverMemo":{"children":[],"errors":[],"htmlHash":"26380eb1","data":[],"dataMeta":[],"checksum":"0113609f33553d59373f853d5b266e34b86912862ff8f35445384b1d002c59f4"}}"!-- Messenger Plugin chat Code -->