Bạn có muốn tham gia vào đội ngũ "Tốt nghiệp là thất nghiệp?"

10:52 10-10-2019BKAP Media

Số liệu mới nhất từ Tổng cục thống kê, cả nước có 135.900 cử nhân đại học trở lên thất nghiệp. Liệu bạn có muốn tham gia vào đội ngũ “Tốt nghiệp là thất nghiệp” này không?

Con số báo động về lượng cử nhân thất nghiệp, đã kéo giảm năng suất của nền kinh tế nước ta. Và đáng tiếc hơn nhiều đó là những người có trình độ học vấn cao vẫn không thể tìm được việc làm. Trong khi đó, bối cảnh kinh tế nước ta, rất cần thiết nguồn nhân lực lao động chất lượng cao điển hình như đối với nhóm ngành Công nghệ thông tin, luôn trong tình trạng khan hiếm nhân sự!

Bạn muốn tham gia vào đội ngũ Tốt nghiệp là thất nghiệp?

Mỗi người lao động thuộc nhóm có trình độ đại học trở lên đều đi qua những lần sàng lọc từ: Kỳ thi THPT Quốc gia, các phương thức thi tuyển từ các trường Đại học, kỳ thi tốt nghiệp để có thể đủ chuẩn đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp khi ra trường. Thực tế cứ 1000 cử nhân ra trường sẽ có khoảng 30 người không tìm được công việc phù hợp. Vậy làm thế nào để sinh viên ra trường không lâm vào cảnh “tốt nghiệp là thất nghiệp”?

Chọn ngành phù hợp trong bối cảnh 4.0

Dù muốn hay không, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn đang ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực, nhu cầu doanh nghiệp và loại hình công việc. 

Theo ông Nguyễn Thế Hà, Phó Giám đốc, Trung tâm Quốc gia dịch vụ việc làm, Bộ Lao động thương binh và Xã hội, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được coi như điểm nhấn của Kỷ nguyên số và nó có tác động mạnh mẽ đến các ngành và nghề trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam - một quốc gia có nguồn cung lao động khá dồi dào và ổn định với hơn 55 triệu lao động.

Chọn trường, chọn ngành phù hợp với xu hướng

Theo đó, CMCN 4.0 sẽ tác động đến số lượng, chất lượng việc làm thông qua sự thay thế sức lao động bằng máy móc, rô-bốt, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng công nghệ thông tin đối với một số ngành, nghề đang diễn ra nhanh chóng thâm nhập nơi làm việc trên thị trường lao động Việt Nam. Điều này cũng sẽ làm thay đổi bản chất của việc làm, sẽ làm một số công việc biến mất nhưng đồng thời sẽ tạo ra nhiều công việc mới như Uber hay Grab taxi.

Việc làm không còn giới hạn về biên giới, cơ hội làm việc tại công ty nước ngoài ngày càng nhiều. Ngoại ngữ tốt sẽ là một cầu nối vững chắc để cử nhân có thể tìm được công việc tốt, môi trường tốt. Nếu vẫn còn nỗi sợ học ngoại ngữ càng cản trở con đường tạo dựng sự nghiệp sau này cho các cử nhân.

Chọn chương trình đào tạo bám sát với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

Tìm hiểu xu hướng phát triển chung của thị trường, sự chuyển dịch của ngành nghề và quan trọng không kém đó chính là chọn đúng nơi đào tạo, có sự đổi mới cách thức và nội dung, cập nhật liên tục xu hướng kiến thức mới, đào tạo theo chuẩn yêu cầu của doanh nghiệp!

Chọn chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

Có ý kiến cho rằng, chương trình đào tạo ở đại học thực sự quá cũ, chậm cập nhật, khiến sinh viên đại học ra trường bị lệch tone rõ rệt với xu thế thị trường. Đơn cử, ngôn ngữ Lập trình Python đã được sử dụng phổ rộng vài năm nay, nhưng các trường Đại học trong nước còn chưa đưa vào chương trình dạy học?

Vậy thì, làm thế nào để tránh khỏi cơn khủng hoảng thất nghiệp sau khi ra trường, khi mà trường dạy cái mà doanh nghiệp không còn dùng đến?

Đây lại là lúc chúng ta cần nhìn nhận lại và tìm hiểu về những chương trình đào tạo mới, đáp ứng tiêu chuẩn doanh nghiệp cần nhất. Ví dụ, chương trình đào tạo CNTT của Aptech, cập nhật xu hướng Công nghệ mới nhất từ IOT, Big Data, Blockchain,... đến các ngôn ngữ Lập trình mới nhất, thường được sử dụng,... đào sâu vào môn chuyên ngành, tăng kỹ năng cho chuyên môn cho sinh viên.

Ngoài ra, chương trình học chú trọng thực hành, 75% thời lượng sẽ được thực hành, trực tiếp cầm tay chỉ việc bởi các giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và giảng dạy trong ngành CNTT. 

Chương trình đào tạo chú trọng thực hành

Tại Bachkhoa-Aptech, thường xuyên tổ chức các buổi workshop để thu nhận ý kiến đóng góp của doanh nghiệp về chương trình đào tạo. Luôn đổi mới, cập nhật những kiến thức  phù hợp nhất để đào tạo cho sinh viên, đáp ứng chuẩn của doanh nghiệp! Đây chính là lý do, Bachkhoa-Aptech có mạng lưới doanh nghiệp đối tác 200+ và sẵn sàng chào đón sinh viên Aptech!

Chuyên môn chưa đủ, còn cần kỹ năng

Xã hội phát triển càng đòi hỏi mỗi cá nhân càng linh hoạt, dễ thích nghi trong nhiều tình huống khác nhau càng dễ dàng tìm được công việc phù hợp. Không chỉ kiến thức chuyên môn tốt, các kỹ năng cần thiết khác như kỹ năng quản lý thời gian, quản lý dự án, quản lý tài chính… hay bị xem nhẹ trong khi rất cần thiết.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kỹ năng mềm quyết định 75% thành công của con người còn kỹ năng cứng (hay kiến thức, trình độ chuyên môn) chỉ chiếm 25%. Kỹ năng mềm sẽ quyết định bạn là ai, bạn làm việc như thế nào và hiệu quả từ công việc bạn sẽ mang lại. Theo BWPortal, những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc.

Đào tạo kỹ năng mềm song song với kỹ năng chuyên môn

Chính bởi vậy, kỹ năng mềm được nhiều nhà tuyển dụng xem trọng. Khảo sát của CareerBuilder cho biết, khi đánh giá một ứng viên tiềm năng cho công việc, phần lớn các nhà tuyển dụng khẳng định rằng kỹ năng mềm quan trọng hơn kỹ năng cứng. Những nhà tuyển dụng hàng đầu có xu hướng chọn ứng viên phù hợp với văn hóa công ty, cả khi điều này đồng nghĩa với việc họ phải tốn thời gian để huấn luyện lại. Lý giải điều này, nhà tuyển dụng cho rằng nhân viên sẽ làm việc với nhau hiệu quả và gắn bó để cùng đạt được mục tiêu chung vì họ hợp tác được với đồng nghiệp, phù hợp với văn hóa công ty. Dưới mọi góc độ, điều này mang lại lợi ích đáng kể cho tổ chức.

Ngoài việc có tinh thần trách nhiệm cao, các kỹ năng mềm có thể giúp các nhà tuyển dụng tiềm năng nhận ra bạn là một người linh hoạt, có khả năng thích nghi và giải quyết vấn đề nhanh chóng cũng như bạn là người đáng tin cậy, có thể dẫn dắt và thúc đẩy đội nhóm.

Thầy Vũ Tuấn Minh - Giảng viên Lập trình tại Bachkhoa-Aptech đã từng chia sẻ: “Đã từng làm việc trong ngành CNTT, tôi hiểu tầm quan trọng của kỹ năng mềm, kỹ năng phối hợp và làm việc nhóm. Do đó, khi đi giảng dạy, chúng tôi cố gắng lồng ghép các bài học về kỹ năng mềm, giúp cho sinh viên Bachkhoa-Aptech được đi học mà như được trải nghiệm một doanh nghiệp thu nhỏ, có người hướng dẫn, có đồng đội, có team và xử lý các tình huống công việc trong quá trình các em hoàn thiện đồ án cuối khóa hoặc làm bài tập nhóm!”

Thất nghiệp luôn là một nỗi ám ảnh nhưng quyết định sự nghiệp ở tương lai có vững chắc hay không vẫn do sự lựa chọn của mỗi sinh viên.

“Không ít sinh viên Bachkhoa-Aptech đã có việc làm dù chưa tốt nghiệp. Không hẳn các bạn ấy học tốt hơn, nhưng các bạn luôn cố gắng phát triển, trau dồi bản thân, linh hoạt và nắm bắt cơ hội tốt hơn” - Cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Chuyên viên BKAP-HR chia sẻ!

-----------------------------

Bạn đã sẵn sàng thay đổi để cán đích sớm hơn:  https://bit.ly/2HGeWBE

Hotline tư vấn 24/7: 0968 27 6996 - 024 3755 4010

   0968276996
< wire:id="v6a42pCpY8vQS47nk4uE" wire:initial-data="{"fingerprint":{"id":"v6a42pCpY8vQS47nk4uE","name":"embedded.footer","locale":"vn"},"effects":{"listeners":[]},"serverMemo":{"children":[],"errors":[],"htmlHash":"26380eb1","data":[],"dataMeta":[],"checksum":"75decfbcc19d278a63cccf8742b7705505adf4b4b976c7b078e8d812a77ab229"}}"!-- Messenger Plugin chat Code -->