Chương 1 - Bo mạch chủ, Bộ xử lý, và Bộ nhớ - phần 1

11:32 21-06-2017BKAP Media

Xương sống của máy tính là bo mạch chủ, hay còn được biết như là bảng hệ thống và bo mạch chính. Đây là bảng mạch in (PCB) – một loạt các lớp chứa các đường dẫn điện đến một lớp không dẫn điện – nằm ở dưới đáy máy tính và thường có một màu thống nhất, chẳng hạn như màu ô liu, màu nâu, hoặc mày xanh nước biển. Nó là thành phần quan trọng nhất trong máy tính bởi vì nó kết nối tất cả các thiết bị khác.

Bo mạch chủ, Bộ xử lý, và Bộ nhớ

Bài này gồm các mục chính sau:

1.1.Cấu hình và ứng dụng các thiết lập của BIOS

-          cài đặt các bản nâng cấp firmware – flash BIOS

-          Thông tin thành phần của BIOS: RAM, ổ cứng (Hard drive), ổ quang (Optical

-          Drive), CPU, trình tự Boot (khởi động), Bật và tắt các thiết bị (Enabling and disabling devices), Date/Time, Clock Speed, Virtualizations support.

-          Bảo mật của BIOS (BIOS security – mật khẩu, mã hóa ổ đĩa, TPM, IO-jack)

-          Sử dụng các tính năng chẩn đoán bên trong

-          Giám sát: nhiệt độ, tốc độ quạt, phát hiện xâm nhập/cảnh báo xâm nhập, điện áp, đồng hồ, tốc độ BUS.

1.2.Sự khác nhau giữa các thành phần của bo mạch chủ về các mục đích và các thuộc tính của chúng.

-          Kích thước: ATX, Micro-ATX, ITX

-          Các khe cắm mở rộng: PCI, PCI – X, PCIe, miniPCI, CNR, AGP 1x, AGP2x, 4x, 8x

-          Các khe cắm của RAM

-          Các Socket của CPU

-          Các Chipset: Chíp cầu bắc/nam, Pin CMOS

-          Các jumper

-          Các kết nối nguồn và các loại nguồn

-          Kết nối quạt

-          Các kết nối bảng điều khiển trước (Front panel): USB, Audio, nút nguồn, đèn nguồn, đèn báo ổ đĩa, nút Reset

-          Tốc độ Bus

1.3.So sánh và đối chiếu các loại và chức năng của RAM.

-          Các loại: DDR, DDR2, DDR3, SDRAM, SODIMM, RAMBUS, DIMM, Parity (Chẵn lẻ) với non – parity, ECC với non – ECC, các cấu hình của RAM (đơn kênh, hai kênh và 3 kênh), một mặt với hai mặt (Single sided vs .double sided)

-          Khả năng tương thích và tốc độ của RAM

1.4.Sự khác nhau giữa các CPU khác nhau và các chức năng. Lựa chọn các phương thức làm mát thích hợp.

-          Các loại socket: Intel (LGA, 775,1155,1156,1366), AMD (940. AM2, AM2+, AM3+, FM1, F)

-          Các đặc điểm: tốc độ (speeds), số nhân (cores), Bộ nhớ đệm (Cache size)/các loại, siêu phân luồng, hỗ trợ sự ảo hóa, kiến trúc (32 – bit với 64 – bit), tích hợp GPU

-          Làm mát: Bộ tản nhiệt, quạt tản nhiệt, keo tản nhiệt, tản nhiệt bằng chất lỏng.

Một máy tính cá nhân (PC – Personal Computer) là một thiết bị tính toán được làm lên từ rất nhiều các thiết bị điện tử riêng biệt mà tất cả các chức năng được liên kết với nhau để cùng thực hiện một công việc hữu ích, chẳng hạn như thêm số vào bảng tính hay viết một văn bản. Chú ý rằng đây là định nghĩa mô tả một máy tính có nhiều các bộ phận khác nhau cùng làm việc với nhau. Hầu hết các máy tính ngày nay là một mô – đun. Đó là, chúng có các thành phần mà có thể gỡ bỏ và thay thế với các thành phần các giống chức năng nhưng khác về thông số kỹ thuật để thực hiện cải tiến hiệu suất hoạt động. Mỗi thành phần có một chức năng cụ thể. Trong chương này, bạn sẽ học về các thành phần cốt lõi mà làm lên một PC điển hình, những chức năng của chúng là gì, và làm thế nào chúng làm việc được với nhau bên trong chiếc PC.

Trong chương nay, bạn sẽ học làm thế nào để xác định hệ thống các thành phần phổ biến của hầu hết các máy tính cá nhân, bao gồm những thành phần sau đây:

-          Các bo mạch chủ

-          Bộ xử lý

-          Bộ nhớ

-          Basic Input/Output System (BIOS)

-          Hệ thống làm mát

Chú ý: Trừ khi những trường hợp đặc biệt được nhắc đến nếu không, thông suốt quyển sách này các thuật ngữ PC và Computer được sử dụng thay thế cho nhau.

Việc xác định các thành phần của các bo mạch chủ

Xương sống của máy tính là bo mạch chủ, hay còn được biết như là bảng hệ thống và bo mạch chính. Đây là bảng mạch in (PCB) – một loạt các lớp chứa các đường dẫn điện đến một lớp không dẫn điện – nằm ở dưới đáy máy tính và thường có một màu thống nhất, chẳng hạn như màu ô liu, màu nâu, hoặc mày xanh nước biển. Nó là thành phần quan trọng nhất trong máy tính bởi vì nó kết nối tất cả các thiết bị khác.  . Hình 1.1 cho tháy một bảng hệ thống, bạn sẽ thấy bộ xử lý trung tâm (CPU), nằm ở dưới, các khe cắm mở rộng, các thành phần của Video, khe cắm RAM, và nhất nhiều các chip khác. Chúng ta sẽ được trọng tâm từng các thành phần này thông qua cuốn sách này.

chuong-1-bo-mach-chu-bo-xu-ly-va-bo-nho-phan-1-01

Các dạng thiết kế của mạch hệ thống.

Các bảng mạch hệ thống được phân lọai theo từng dạng thiết kế, chẳng hạn như ATX, micro ATX, và ITX. Luôn cẩn thận và chú ý khi mua bo mạch chủ và vỏ máy riêng biệt. Một số vỏ máy khó tính hơn các vỏ máy khác và có thể không phù hợp tính vật lý với bo mạch chủ bạn chọn.

chuong-1-bo-mach-chu-bo-xu-ly-va-bo-nho-phan-1-02

Hình minh họa

Advanced Technology Extended

Bo mạch chủ ATX đã được phát triển bởi Intel trong giữa những năm 1990 để cải tiến loại kiến trúc bo mạch chủ AT cổ mà đã thống trị thế giới máy tính trong nhiêu năm. Bo mạch chủ ATX có bộ xử lý và các khe cắm của bộ nhớ ở góc phải tới các thẻ mở rộng. Đây là sự sắp đặt bộ xử lý và bộ nhớ trọng hàng với quạt bên ngoài của nguồn điện, việc cho phép bộ xử lý chạy mát hơn. Và bởi vì các thành phần này không cùng một hàng với các thẻ mở rộng, bạn có thể cài mở rộng đủ độ dài các thẻ - các bộ chuyển đổi (adapter) bên trong một chuẩn vỏ máy tính – trong mộ máy của bo mạch chủ ATX. ATX (và nó là biến thể) là các bo mạch chính được sử dụng ngày nay. Các bo mạch chủ chuẩn ATX có kích thước 12” x 9,6” (305 x 224 mm).

Micro ATX

Một yếu tố hình thức được thiết kế cho các vỏ máy tính tiêu chuẩn ATX , cũng như các loại vỏ máy nhỏ hơn của nó, được biết đến là micro ATX (còn gọi là μATX). Micro ATX tuân theo nguyên tắc sắp đặt vị trí các thành phần máy tính của ATX để tăng cường việc tản nhiệt, làm mát máy so với các thiết kế trước đây của ATX, nhưng với một kích thước nhỏ hơn. Với kích cỡ nhỏ hơn này, thì nó cũng mang đến một số nhược điểm. Việc tiết kiệm không gian sử dụng, bạn phải bỏ qua về số lượng: số lượng khe cắm bộ nhớ, các thùng máy riêng của bo mạch chủ, các khe cắm mở rộng, các thành phần được tích hợp. Bạn cũng có rất ít các khoang gầm, mặc dù cùng là bo mạch chủ quy mô nhỏ có thể phù hợp với các vỏ máy lớn hơn nhiều nếu các thiết bị ngoại vi ban đầu của bạn vẫn là một sự yêu cầu.

Hãy biết rằng các hệ thống của micro ATX có xu hướng được thiết kế với bộ nguồn có công suất thấp hơn để hỗ trợ việc tiết kiệm điện năng và giảm nhiệt năng. Đây là sự chấp thuận chung với chuẩn này, đã giảm các bộ thành phần trên micro ATX. Ngày càng có thêm nhiều các cổng USB bên ngoài bảng mạch và các vỏ máy lớn hơn đã được sử dụng với sự tích hợp thêm các thiết bị ngoại vi vào vỏ máy, một bộ cấp nguồn lớn hơn sẽ được yêu cầu.

Bo mạch chủ micro ATX có cùng chiều rộng, các kiểu lỗ lắp ráp, và các kiểu giao diện đằng sau với bo mạch chủ ATX nhưng thấp hơn và hình vuông, kích thước 9.6” x 9.6” (244 x 244 mm). Chúng được thiết kế để có thể phù hợp với các vỏ máy ATX.

ITX

Các dòng bo mạch chủ ITX được phát triển bởi VIA có công suất thấp, dạng bảng mạch nhỏ hơn (SFF – small form factor) cho công việc chuyên biệt, chẳng hạn như hệ thống nhà hát và như các thành phần được nhúng. Chỉ gọi ITX nó không có nghĩa nhưng có nghĩa khi đi kèm với các tên gọi sau:

-          Mini-ITX - 6.7” x 6.7” (170 x 170 mm)

-          Nano-ITX—4.7” x 4.7” (120 x 120 mm)

-          Pico-ITX—3.9” x 2.8” (100 x 72 mm)

-          Mobile-ITX—2.4” x 2.4”(60 x 60 mm)

Bo mạch chủ mini – ITX có 4 lỗ lắp giáp mà các bo mạch chủ ATX và micro ATX có 3 hoặc 4 lỗ trống trên một hàng. Trong mini – ITX giao diện phía sau được đặt giống vị trí như các bo mạch chủ ATX. Những tính năng này làm cho mini – ITX tương thích với khung máy ATX. Đây là nơi gắn kết các thiết bị đầu cuối có khả năng tương thích bởi vì khả năng tương thích của PC với các dạng thiết kế ITX khác, chúng được sử dụng bên trong các hệ thống nhúng, chẳng hạn như các bộ giải mã tín hiệu, và tình trạng thiếu thốn các điều kiện gắn kết cần thiết và các chi tiết kỹ thuật……(còn tiếp)

Biên dịch: Sơn Tinh

Theo cuốn CompTIA A+ (202 - 801)

   0968276996
< wire:id="LGSWHhBrLO5Ceihvhbr0" wire:initial-data="{"fingerprint":{"id":"LGSWHhBrLO5Ceihvhbr0","name":"embedded.footer","locale":"vn"},"effects":{"listeners":[]},"serverMemo":{"children":[],"errors":[],"htmlHash":"26380eb1","data":[],"dataMeta":[],"checksum":"dc677864c3284041567e9136696e3db72a08ef0e59a2b18f06ef9b42f4eb780a"}}"!-- Messenger Plugin chat Code -->