Những điều các Lập trình viên mới vào nghề nhất định phải biết!

19:52 15-04-2021BKAP Media

Khi nhu cầu nhân lực IT ngày càng cao, số lượng Lập trình viên mới vào nghề sẽ ngày càng lớn. Tuy nhiên, số lượng lại chưa hẳn đi cùng với chất lượng, do đó, để không mắc phải những sai lầm, các bạn hãy tham khảo những lời khuyên dưới đây, bởi ở trường lớp chưa chắc đã có ai nói với bạn những điều này.

1. Trước tiên hãy tìm hiểu thật kỹ những kiến thức cơ bản

Làm thế nào để quyết định mình sẽ học gì trong khi có quá nhiều ngôn ngữ lập trình và frameworks với vô số thuật ngữ như: Khoa học dữ liệu, máy học, NoSQL,.... rồi đến những từ viết tắt: UI/UX, API, IoT, CMS, SaaS... Vậy rốt cục chúng có nghĩa là gì?

Một việc quan trọng không kém chính là đưa ra quyết định học ngôn ngữ lập trình nào, khi mà xung quanh bạn có quá nhiều ý kiến khác nhau. Người thì cho rằng JavaScript sẽ soán vị trong tương lai, người khác lại chắc nịch Webassembly sẽ thay thế JavaScript vào một ngày không xa, một người khác nữa lại tuyên bố hùng hồn Kotlin mới là thứ ngôn ngữ đáng học. Bạn mông lung vì không biết phải tin ai. Bạn hoang mang vò đầu bứt tai nghĩ đến viễn cảnh: khi mà bạn vừa học xong một ngôn ngữ lập trình rất “xịn sò”, rất nhanh sau đó một thứ ngôn ngữ khác khiến thứ ngôn ngữ mà bạn vừa học xong trở nên lu mờ. Vậy phải làm gì đây?

Trước hết, bạn cứ yên tâm rằng không một ngôn ngữ lập trình nào có dòng đời ngắn ngủi như vậy. Chắc chắn chúng phải có những ưu điểm và tính năng nào đó xuất sắc hơn so với các ngôn ngữ khác thì mới có thể phổ biến như vậy.

Thứ hai, tất cả các ngôn ngữ lập trình đều có những điểm chung, chúng đều thao tác trên bộ nhớ của máy tính. Vì vậy, khi biết được một ngôn ngữ lập trình, bạn sẽ nắm được cơ bản của những ngôn ngữ lập trình khác.

Một số  ngôn ngữ như Javascript, Python hoặc C/C++ được cho là phù hợp với những người mới bắt đầu học lập trình. Lựa chọn cho mình một ngôn ngữ phù hợp nhất với mục đích của bạn và học thật kỹ, đó sẽ là nền tảng để bạn học những ngôn ngữ khác một cách thuận lợi hơn. Đừng lãng phí quá nhiều thời gian để học các frameworks chỉ khi công việc của bạn cần đến. Vì nó cũng không khiến CV của bạn "ngầu" hơn và cũng chẳng có team lập trình nào muốn người mới vào còn thiếu kinh nghiệm lại trở thành chuyên gia framework.

Khi học một ngôn ngữ lập trình, hãy chắc rằng bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản nhất, và hiểu bản chất cách một hệ thống hoạt động. Bên cạnh đó hãy tìm hiểu sơ bộ về cách hoạt động của bộ nhớ máy tính. Đừng quên thực hành thường xuyên với các bài toán cơ bản để code các vấn đề đơn giản nhanh chóng. Sau đó chuyển sang con trỏ và đệ quy - những bài toán giúp bạn kích thích kiểu tư duy gián tiếp cực kỳ hữu ích cho việc viết code.

2. Không có bằng Đại học ư, đừng quá lo lắng

Không ai dám khẳng định rằng bằng cấp là vô dụng nhưng liệu tấm bằng Đại học có xứng đáng với thời gian và tiền bạc bạn bỏ ra hay có thực sự hữu ích với bạn không thì nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. 

Điều đáng nói ở đây là đừng quá lăn tăn nếu bạn không học Đại học, quan trọng là bạn phải ý thức rằng mình sẽ phải cạnh tranh với những người đã có nền tảng được tích lũy trong những năm tháng trên giảng đường Đại học. Do đó sẽ luôn tồn tại một khoảng cách nhất định giữa bạn với họ và bạn phải nỗ lực không ngừng để rút ngắn lại.

Chúng ta may mắn được làm việc trong một lĩnh vực mà bất kỳ ai cũng có thể tự tìm tòi học hỏi qua những khóa học hoàn toàn miễn phí trên Internet. Coursera cung cấp rất nhiều khóa học tuyệt vời hoàn toàn miễn phí. Tiếp đó là chương trình học mở MIT, edX, v.v. Đừng đánh giá thấp những khóa học trên Internet, thay vào đó hãy tận dụng chúng một cách hiệu quả.

3. Còn nếu có bằng Đại học, đó chưa phải là tất cả

Sở hữu một tấm bằng Đại học bạn đã có một khởi đầu thuận lợi. Nhưng đừng để đó là cái cớ để trở nên kiêu ngạo và tuyệt đối đừng coi thường những người không có bằng như mình. Những người không có background công nghệ nhưng với niềm đam mê lập trình bất tận và sự cố gắng không ngừng nghỉ có thể khiến họ trở thành những lập trình viên cực đỉnh. Một số nhà phát triển giỏi nhất mà tôi biết không hề có bằng Đại học.

Hãy dùng thời gian hiện tại của bản thân để học hỏi những thứ mà bạn chưa được dạy ở trường đại học: những môn học/chương trình bạn đã dự định từ lâu, những kỹ năng mới,..., những thứ mà bị bỏ ra khỏi chương trình học.

4. Những chủ đề bạn cần học và ôn tập

Sau đây là danh sách các môn học mà thiết nghĩ đều cần thiết cho bất kỳ lập trình viên. Trong bài viết này, sẽ liệt kê chúng dưới dạng các khóa học hoặc môn học và sắp xếp theo mức độ quan trọng.

Trước khi xác định được mục tiêu sự nghiệp của bản thân một cách cụ thể và rõ ràng, bạn không hẳn phải học tất cả những thứ này, tuy nhiên chúng sẽ góp phần giúp bạn có một nền tảng vững chắc để phát triển về lâu về dài.

  • Cấu trúc dữ liệu và thuật toán
  • Lập trình hướng đối tượng
  • Ngôn ngữ lập trình (một khóa học bao gồm các hệ thống kiểu, lập trình chức năng, so sánh giữa lập trình chức năng và hướng đối tượng, trình thông dịch, v.v.)
  • Các hệ điều hành
  • Lập trình phần cứng hoặc hệ thống (C / C ++)
  • Tổ chức / kiến trúc máy tính
  • Trình biên dịch

Nếu bạn chưa từng chính thức học đại học, đây là những môn học sẽ giúp bạn rút ngắn khoảng cách nhanh nhất. Có rất nhiều nguồn trực tuyến có sẵn sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng đầy đủ cho tất cả các chủ đề này. Nếu bạn hiện đang hoặc sắp học Đại học, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ học nghiêm túc ở trường. Và nếu đã hoàn thành chương trình, bạn có thể học lại những kiến thức đã bỏ lỡ và tìm ra những phần chưa hiểu rõ.

Một số môn học bổ sung thêm nếu bạn có hứng thú với Trí tuệ nhân tạo hay Khoa học dữ liệu có thể kể đến như là:

  • Đại số tuyến tính
  • Phép tính đa biến
  • Thống kê trình độ đại học
  • Máy học
  • Thị giác máy tính
  • Xử lý ngôn ngữ tự nhiên 

5. Khi tìm hiểu về một công nghệ mới, hãy nắm chắc cơ bản và biết nơi có thể tra cứu nó

Một phần quan trọng của việc tự học là đọc tài liệu. Thật vô ích nếu bạn chỉ chăm chăm ngồi học thuộc lòng từng công cụ, từng chức năng trong một framework hay library nào đó, thay vào đó hãy dành thời gian vào những công việc đòi hỏi tính thực hành cụ thể để tích lũy kinh nghiệm, điều này còn giúp bạn ghi nhớ những công cụ chức năng nhanh chóng và lâu bền hơn.

Những thứ cơ bản chắc chắn bạn phải nắm rõ, từng kiến thức nhỏ nhất cũng nên được ghi nhớ và biết rõ được bạn sẽ tra cứu chúng ở đâu khi cần. Khi mới bắt đầu đi làm, sếp đã khuyên tôi như vậy, và quả thực lời khuyên rất hữu ích, nó đã giúp tôi trong suốt thời gian qua.

# Cuối cùng, nếu đã đi làm, hay đi thực tập hãy dành thời gian để tận hưởng vị trí mà bạn đang đứng

Khi bạn có thêm kinh nghiệm, ít nhất là bạn đã hoàn thành khá tốt với những gì bạn làm, hộp thư đến LinkedIn của bạn sẽ tràn ngập tin từ các nhà tuyển dụng. Họ sẽ mang đến cho bạn với những hứa hẹn về những công việc mới sáng chói, với mức lương cao hơn, những dự án có vẻ thú vị hơn và cơ hội làm việc với những công nghệ mới hơn, hiện đại hơn.

Nếu bạn cứ luôn mải mê đuổi theo những thứ to lớn xa xôi ở phía trước, bạn sẽ không bao giờ được tận hưởng vị trí hiện tại của bản thân. Hãy dành thời gian để trân trọng những dự án hiện tại, công việc hiện tại và tận dụng những cơ hội mà công việc đó mang lại cho bạn.

Tất nhiên, không bao giờ được dừng lại, hãy học hỏi, học hỏi không ngừng!

#Nguồn: Medium


Trải nghiệm chương trình học khác biệt "Kiến tạo IT 4.0 - Cam kết lương từ 8 triệu VNĐ": https://bit.ly/2L0TreC

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO CNTT QUỐC TẾ BACHKHOA-APTECH

  • Địa chỉ: Tòa nhà HTC, 236B & 238 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
  • Hotline: 0968276996
  • Email: tuyensinh@bachkhoa-aptech.edu.vn
   0968276996
< wire:id="bv87p7sCNkWzc1VBz65Z" wire:initial-data="{"fingerprint":{"id":"bv87p7sCNkWzc1VBz65Z","name":"embedded.footer","locale":"vn"},"effects":{"listeners":[]},"serverMemo":{"children":[],"errors":[],"htmlHash":"26380eb1","data":[],"dataMeta":[],"checksum":"dc0890859cdf93cdfb59ad1f19cecf679eebc0daaf9ea7286d5c6c467a9dad83"}}"!-- Messenger Plugin chat Code -->