Dưới đây là Top 4 công việc phổ biến bạn có thể đảm nhiệm sau khi học ngành này.
1. Kỹ thuật viên máy tính
Học quản trị - an ninh mạng nghĩa là người học phải hiểu 100% về máy tính và hệ thống mạng. Tốt nghiệp ngành học này, bạn sẽ biết cách tháo lắp, vệ sinh, bảo trì, sửa chữa, thay thế, nâng cấp các thiết bị về phần cứng máy tính. Bởi vậy, kỹ thuật viên phần cứng máy tính là vị trí cơ bản nhất mà ai cũng có thể đảm nhiệm sau khi ra trường. Bên cạnh đó, máy scan, máy in, máy photocopy là những thiết bị văn phòng mà nhân viên IT cũng biết cách khắc phục sự cố.
Kỹ thuật viên phần cứng là một trong những công việc phổ biến của học viên quản trị an ninh mạng sau khi tốt nghiệp. |
2. Chuyên viên hỗ trợ IT
Chuyên viên IT là bộ phận chuyên hỗ trợ khách hàng nội bộ (đồng nghiệp) sử dụng thiết bị công nghệ trong công ty hay khách hàng bên ngoài sử dụng dịch vụ của công ty. Nhiệm vụ của chuyên viên hỗ trợ IT (IT Helpdesk) là sửa chữa, khắc phục tất cả sự cố xảy ra trên máy tính như: máy hỏng, chậm, bị lỗi, email không gửi được và đảm bảo hệ thống mạng trong công ty được thông suốt.
Nhân viên hỗ trợ IT là vị trí không thể thiếu trong bất kỳ công ty nào. |
Các chuyên viên IT cũng giúp khách hàng bên ngoài giải quyết những sự cố về sản phẩm, dịch vụ của công ty mình cung cấp. Ngoài kiến thức cần có của kỹ thuật viên phần cứng máy tính, những người làm công việc này cần hiểu biết về hệ thống mạng và có kỹ năng chăm sóc khách hàn.
3. Kỹ sư quản trị và an ninh mạng
Công việc của các chuyên viên quản trị và an ninh mạng là thiết kế, vận hành và theo dõi hệ thống mạng an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và biện pháp phòng, chống tấn công của hacker (tin tặc) hiệu quả.
Kỹ sư quản trị mạng là vị trí quan trọng của nhiều công ty. |
Kỹ sư quản trị mạng sẽ thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa, nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai - giám sát hệ thống phát hiện tấn công. Một chuyên viên an ninh giỏi thường lên kế hoạch tạo độ an toàn vững chắc nhằm ngăn chặn, phát hiện sự xâm nhập trái phép. Vị trí này cần nắm rõ kiến thức về CCNA, Windows Server, Linux, Unix, CEH…
4. Chuyên viên thi công hệ thống mạng doanh nghiệp
Những người chuyên thi công hệ thống mạng phải có kiến thức chuyên sâu toàn diện về hạ tầng, an ninh mạng và phần cứng. Họ có thể biến một toà nhà từ trống không trở thành một văn phòng hiện đại với hệ thống hàng trăm, hàng nghìn máy tính kết nối Internet có dây và không dây, lắp đặt máy tính, cài đặt hệ điều hành cho máy tính, cấu hình hệ thống máy chủ, hệ thống email, xây dựng hệ thống cảnh báo, tưởng lửa, chống lại sự xâm nhập của hacker.
Với sự ra đời của Internet vạn vật, các chuyên viên này còn có thể tạo ra một văn phòng thông minh, với tất cả thiết bị đều có thể kết nối qua Internet và điều khiển chỉ bằng một cú chạm trên smartphone hay máy tính bảng, thậm chí có thể tự động hẹn giờ.
Tại Việt Nam, mức lương khởi điểm của kỹ thuật viên máy tính là 200 - 400 USD. Đối với các vị trí về quản trị hệ thống, giám sát bảo mật an ninh mạng, mức lương dao động trong khoảng 400 – 700 USD/tháng tuỳ công ty.
Đối với công việc thi công hệ thống mạng, mức lương thường trên 500 USD/tháng hoặc có thể được trả theo dự án. Với những vị trí cao hơn như: trưởng nhóm, trưởng phòng, giám đốc IT, mức lương từ 700 đến 2.000 USD/tháng. Nếu làm cho công ty nước ngoài, thu nhập có thể từ 2.000 - 4.000 USD/tháng.
Nếu bạn đam mê công nghệ, yêu máy tính và đang ấp ủ ước mơ trở thành một chuyên viên IT, có thể đăng ký chương trình đào tạo chuyên gia quản trị hạ tầng an ninh mạng từ bây giờ để nhận nhiều ưu đãi về học phí và chế độ việc làm sau khi tốt nghiệp. Xem thêm thông tin về chương trình đào tạo và đăng ký tại đây.