5 nguyên tắc chọn trường đại học không thể bỏ qua

15:13 16-07-2018BKAP Media

Sau khi biết điểm THPT Quốc Gia 2018, các sĩ tử luôn phải đối mặt với một vấn đề muôn thuở: chọn một môi trường để gửi gắm thanh xuân!

Bỏ qua yếu tố điểm số vốn luôn được bàn luận và quan tâm hàng đầu, các sĩ tử 2000 nên xác định điều quan trọng nhất bây giờ là chuyện chọn trường. Đây chính là bài toán khó đối với tất cả những chú rồng 18 tuổi đang chuẩn bị bước vào cuộc sống sinh viên.

1. Nghĩ về những thứ khiến bạn hứng thú

Chúng ta vẫn thường nghĩ chuyện chọn một công việc có liên quan đến sở thích và đam mê ở Việt Nam là… xa xỉ! Nhiều người thậm chí còn không muốn nói về sở thích của mình khi đang làm việc.

Điều này dẫn đến hậu quả rất khôn lường, bởi dù có vẻ không thực tế lắm, việc chọn nghề mình thích là vô cùng chính đáng. Hãy nhớ, một ngày làm việc dài sẽ chỉ không chán khi bạn thực sự yêu công việc của mình. Đừng bao giờ nghĩ đến một công việc kiếm nhiều tiền mà bỏ qua sở thích! Chỉ cần bạn thực sự giỏi và hứng thú với ngành nghề mình đang theo đuổi, "tài chính" sẽ luôn theo đuổi bạn.

Thử nghĩ mà xem, bạn sẽ gắn bó với một sự nghiệp cả vài chục năm, làm sao có thể không hứng thú với nó được cơ chứ?

Vậy làm thế nào để chọn được ngôi trường cũng như sự nghiệp tương lai một cách sáng suốt nhất?

2. Nghĩ về những điều bạn làm tốt

Nghĩ về những điều bạn thích chưa đủ, bạn phải dành cả "đất diễn" cho cả khả năng của bản thân nữa. Thử đặt ra hàng tá các câu hỏi về bản thân xem sao!

Bạn có giỏi trong việc giữ các mối quan hệ? Bạn có giỏi trong việc đưa ra lời khuyên? Bạn có tư duy rành mạch và rõ ràng không? Liệu bạn có khiếu viết lách? Bạn có phải người yêu động vật?...

Cứ như vậy, càng nhiều câu hỏi sẽ càng mở ra cho bạn nhiều lựa chọn với các ngành nghề khác nhau. Nếu chưa thực sự hiểu rõ bản thân, hãy hỏi hội bạn thân để ra những ý kiến khách quan nhất.

Một bí kíp siêu hay là hãy nghĩ đến những kỹ năng bạn sử dụng khi làm chuyện mình thích nhất. Cứ viết tất cả ra, nhất định một trường đại học có ngành phù hợp với khả năng của bạn sẽ không quá xa vời đâu!

3. Nghĩ về các lĩnh vực thay vì nghề cụ thể

Một điều sai lầm của tất cả các bạn học sinh khi chọn trường đại học là nghĩ về một nghề quá cụ thể. Điều này dễ dàng dẫn đến suy nghĩ vô cùng tiêu cực: "Rốt cuộc mình chẳng giỏi gì cả!"

Cách giải quyết rất đơn giản, hãy cho bản thân cơ hội nghĩ về các công việc khác trong lĩnh vực đó. Ví dụ, nếu bạn yêu động vật, đừng nghĩ mình chỉ có thể làm bác sĩ thú y! Những công việc như: dược sỹ, nhân viên trại chó, chủ cửa hàng thú cưng,… cũng rất phù hợp với bạn đấy.

CNTT hấp dẫn giới trẻ bởi mức lương khủng, nhu cầu tuyển dụng cao và nhiều cơ hội xuất ngoại.

Một quy tắc là phải luôn nghĩ khác đi! Rõ ràng kỹ năng của nghề này hoàn toàn có thể phù hợp với một công việc khác. Ví dụ, kỹ năng của một giáo viên dạy ngôn ngữ là giảng giải cho học sinh những đoạn văn khó và truyền tải thông điệp của tác giả. Đây cũng là những kỹ năng hoàn toàn phù hợp với một nhà văn chuyên nghiệp.

4. Tìm hiểu các anh chị trong trường

Tham khảo một số anh chị đi trước tại các trường đại học "trong tầm ngắm" là một trong những yếu tố khiến bạn "nhảy vọt" trên con đường tìm hiểu về ngành nghề. Những anh chị hơn 1-2 tuổi sẽ cho bạn biết liệu mình có phù hợp với văn hóa, môi trường, cách thức học tập,… ở ngôi trường đó hay không. Còn đối với các bậc tiền bối hơn 4-5 tuổi, những trải nghiệm về nghề là điều bạn nên khai thác từ họ!

Và hãy nhớ rằng, tạo mạng lưới quan hệ xã hội rộng chưa bao giờ là không tốt trong bất cứ ngành nào.

5. Thử sức với công nghệ thông tin để có việc làm ngay

Học CNTT lấy bằng quốc tế đang là xu hướng hot năm 2018 và được nhiều bạn trẻ lựa chọn nhờ rộng mở cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực CNTT đến 2018 và cần 1,2 triệu nhân lực CNTT vào năm 2020. 1200$ là mức lương trung bình mà 80% nhà tuyển dụng sẵn sàng trả cho nhân sự CNTT. Những con số này cho thấy ngành CNTT đang “khát” nhân sự chất lượng cao, mở ra cơ hội cho các bạn trẻ đam mê công nghệ.

Tốt nghiệp ngành CNTT, sinh viên có thể trở thành lập trình viên, chuyên gia quản trị mạng, kiểm thử phần mềm... tại các công ty phần mềm, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ với lương từ 1000$ mỗi tháng. Thậm chí, bạn có thể trở thành một chuyên gia IT Freelancer hay đầu quân cho các công ty phần mềm đa quốc gia.

Tuy nhiên, CNTT không phải là ngành chạy theo “phong trào”. Muốn thành công, người học cần hội tụ một số tố chất như sự đam mê, khả năng tư duy, khả năng thực hành. Đồng thời, cần có kỹ năng ngoại ngữ để hội nhập trong thời đại 4.0.

Với sinh viên Bachkhoa-Aptech, những đòi hỏi trên hoàn toàn không thành vấn đề, bởi các bạn đã được phát triển kỹ năng mềm, đào tạo tiếng Anh, thực chiến dự án thực tế và trải nghiệm doanh nghiệp ngay từ khi nhập học. Bachkhoa-Aptech cũng là đơn vị độc quyền mô hình đào tạo “Làm trước học sau” đột phá hoàn toàn với các phương thức dạy và học truyền thống, chú trọng 75% thực hành, đảm bảo học là làm được việc. Không quá ngạc nhiên khi 98% sinh viên Bachkhoa-Aptech đều có việc làm sau tốt nghiệp.

Trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp là hoạt động không thể thiếu của sinh viên CNTT.

Nhiều sinh viên chưa ra trường đã được doanh nghiệp tuyển dụng và nhận được phản hồi tích cực. Theo ông Ngô Thành Lê (CEO Công ty Công nghệ Đào tạo Higgsup): “Tôi đánh giá cao sinh viên của Bachkhoa-Aptech bởi được đào tạo theo hướng thực hành nên nắm bắt công nghệ rất tốt, có thể tham gia ngay vào dự án chính thức".

Đặc biệt, nhiều cựu sinh viên Bachkhoa-Aptech đã thành công trong trong các tập đoàn uy tín như FPT Sotfware, CMC, Viettel, Gameloft... hoặc khẳng định bản thân trên hành trình khởi nghiệp như Vượng Duy Nam (CEO & Founder Công ty HOSTVN), Quách Đình Hợp (CEO & Founder BKHOST), Bạch Ngọc Toàn (CEO & Founder TEDU), Đinh Văn Quyết (CEO Digivi)…Thêm một lý do để Bachkhoa-Aptech trở thành lựa chọn hàng đầu của những bạn trẻ yêu công nghệ!

 

 

 

 

 

 

   0968276996
< wire:id="RYGPewTplAQLmrC7uF01" wire:initial-data="{"fingerprint":{"id":"RYGPewTplAQLmrC7uF01","name":"embedded.footer","locale":"vn"},"effects":{"listeners":[]},"serverMemo":{"children":[],"errors":[],"htmlHash":"26380eb1","data":[],"dataMeta":[],"checksum":"bb3b6b53243f9145a087123bbeb8afc3362304ee5cdcacbd24b9af046e8da4a3"}}"!-- Messenger Plugin chat Code -->