8 lầm tưởng ngây ngô về nghề kiểm thử phầm mềm

16:38 12-10-2018BKAP Media

Tester hay còn được biết là nghề kiểm thử phần mềm, đang trở thành nghề hot hiện nay trong nhóm ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, chính 'hiệu ứng tester' đã để lại những ngộ nhận khá ngô nghê về lĩnh vực này. Cùng Bachkhoa-Aptech đi tìm 8 lầm tưởng phổ biến về công việc này nhé!

1. Lập trình là một đường thẳng, chỉ cần rẽ ngang là thành tester

Đây được xem là lầm tưởng phổ biến nhất và đặc biệt "động chạm" đến anh em làm nghề lập trình chân chính. Vì sao ư? Bởi mọi người thường ngầm hiểu công việc kiểm thử rất dễ làm, không cần hiểu biết nhiều về kiến thức lập trình. Và một vài anh em lập trình tay ngang còn cho rằng tester là công việc đầu tiên, nhẹ nhàng nhất của lập trình.

8 sai lầm phổ biến về nghề Tester8 sai lầm phổ biến về nghề Tester

Đừng mắc phải ngộ nhận này khi bạn tham gia ứng tuyển vào vị trí kiểm thử phần mềm nhé, bởi yêu cầu của 2 công việc này khác nhau, đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn nhất định. Không một ai dám khẳng định, làm lập trình viên giỏi sẽ làm giỏi công việc kiểm thử.

2. Ai làm tester chẳng được

Ngộ nhận này đã khiến nhiều bạn bỏ lỡ cơ hội phát triển nghề tester dù rất có tố chất làm tester. Chỉ vì, nghe làm nghề kiểm thử không thể 'đao to búa lớn' bằng nghề lập trình Developer hay vì nghe nói thu nhập của tester không thể cạnh tranh với nghề lập trình.

Ai làm tester mà chẳng được?Ai làm tester mà chẳng được?

Và cũng chính vì lầm tưởng ngô nghê này khiến nhiều bạn trẻ rất tự tin đăng kí tuyển vào ngành Testing mà không biết rằng teseter đòi hỏi những kỹ năng riêng, và cần được đào tạo bài bản, ngoài ra họ còn cần có tố chất của người biết quan sát, có óc phân tích và tỉ mỉ từ li từng tí.

3. Làm tester thì không cần kỹ năng lập trình

Để làm một tester giỏi, đầu tiên bạn phải biết đến kiến thức lập trình, bởi Testing vừa cần phải kiểm thử các chức năng, vừa phải kiểm thử tự động và cần phải biết kiểm thử hiệu năng cho sản phẩm.

Trau dồi kỹ năng làm kiểm thử phần mềmTrau dồi kỹ năng làm kiểm thử phần mềm

Bạn phải nắm vững kỹ thuật mới xây dựng thêm các giải pháp, công cụ, tính năng phù hợp cho dự án.

4. Nghề tester không yêu cầu khả năng phân tích, sáng tạo

Tester thời công nghiệp 4.0 không chỉ bó hẹp trong công việc kiểm thử, mà còn tham gia xây dựng, phân tích, đánh ra và đưa những giải pháp cải thiện tính năng cho sản phẩm. 

Càng toàn năng upto lương càng cao, chính vì vậy hãy trang bị cho mình đầy đủ những tố chất để trở thành một Tester xuất sắc.

5. Thời buổi nào còn ngồi kiểm thử thủ công?

Daọ qua các group tuyển dụng tester, nhà nhà tuyển dụng vị trí kiểm thử tự động, chính điều đó khiến nhiều người ngộ nhận thời đại của kiểm thử lên ngôi và hàm ý mỉa mai cho rằng kiểm thử thủ công là 'nghề lao động chân tay'.

Những ngộ nhận ngô nghê về nghề kiểm thửNhững ngộ nhận ngô nghê về nghề kiểm thử

Thực chất, kiểm thử tự động cũng cần phải có người checking tìm lỗi. Và những thứ tự động được lập trình sẵn đôi khi còn giới hạn việc phát hiện lỗi của phần mềm.

Vì vậy, dù là kiểm thự tự động thì người làm tester vẫn cần phát triển kỹ năng testing thủ công để luôn luôn sẵn sàng "vạch lá tìm sâu", bổ sung nhiều tính năng mới phát triển sản phẩm.

6. Kiểm thử rồi mà sao vẫn thấy lỗi phần mềm

Không ai hoàn hảo và cũng không có sản phẩm nào là tối ưu tuyệt đối. Dù đã trải qua kiểm thử chuyên nghiệp thì sản phẩm vẫn sẽ mắc lỗi bởi quá trình phát hiện lỗi, hoàn thiện sản phẩm là công việc đòi hỏi thời gian và công sức.

Ngày nay, áp lực của việc tung sản phẩm ra sớm ra thị trường khiến quá trình kiểm thử bị rút ngắn. Dĩ lẽ, đi kèm với rủi ro sản phẩm sẽ còn tiềm ẩn một vài lỗi nhỏ có thể chấp nhận được. 

7. Để lập trình viên kiểm thử luôn sản phẩm

Nhiều người nghĩ rằng không ai hiểu sản phẩm của mình hơn người làm ra nó. Đúng nhưng chưa đủ đối với việc phát triển sản phẩm phần mềm. Bởi chẳng mấy ai đủ khách quan và dũng cảm để tự tìm được lỗi sai "con cưng" của chính mình. 

Tester là một nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, có đầu óc quan sát và tư duy sáng tạoTester là một nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, có đầu óc quan sát và tư duy sáng tạo

Chính vì vậy mới cần có đội ngũ tester, kiểm thử để cùng đội phát triển phần mềm tìm ra giải pháp phát triển sản phẩm hiệu quả nhất.

8. Tester không có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp

Cạnh tranh trong lĩnh vực CNTT hiện nay đang ở mức cao nhất. Các công ty phát triển sản phẩm, phần mềm mọc lên như nấm, tuyển dụng công việc kiểm thử tăng cao, nhưng trách nhiệm, gánh nặng đặt lên vai tester khá lớn.

Chính vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, người làm tester muốn phát triển được đòi hỏi phải học và tự học, không ngừng trau dồi kỹ năng nghề nghiệp và vượt qua chính mình để giữ lửa với nghề.

Cùng Bachkhoa-Aptech chuẩn bị hành trang để bạn phát triển trên con đường trở thành kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp với khóa học Tester TẠI ĐÂY  nhé!

   0968276996
< wire:id="sp4PRJTe4lVKWLSlIOzB" wire:initial-data="{"fingerprint":{"id":"sp4PRJTe4lVKWLSlIOzB","name":"embedded.footer","locale":"vn"},"effects":{"listeners":[]},"serverMemo":{"children":[],"errors":[],"htmlHash":"26380eb1","data":[],"dataMeta":[],"checksum":"838cfafcac9faac7e6c523b879c61340d5b904937c1bb80552e45f363f96c039"}}"!-- Messenger Plugin chat Code -->