Áp lực đang “đè nặng” lên vai học sinh

19:52 15-04-2021BKAP Media

Học sinh ngày nay đang phải chịu quá nhiều áp lực: áp lực học tập, áp lực thi cử, áp lực từ cha mẹ,…và đến mỗi kỳ thi quan trọng là các em lại cảm thấy “nghẹt thở”. Liệu có cách nào để giúp các em yên tâm và thoải mái hơn khi mùa thi đến, đặc biệt sắp tới các em phải trải qua kỳ thi cực kỳ quan trọng: Tốt nghiệp THPT.

Học sinh ngày nay đang phải chịu quá nhiều áp lực: áp lực học tập, áp lực thi cử, áp lực từ cha mẹ,…và đến mỗi kỳ thi quan trọng là các em lại cảm thấy “nghẹt thở”. Liệu có cách nào để giúp các em yên tâm và thoải mái hơn khi mùa thi đến, đặc biệt sắp tới các em phải trải qua kỳ thi cực kỳ quan trọng: Tốt nghiệp THPT.

Áp lực khiến học sinh “không thở được”
Trước hết phải nói đến áp lực gia đình: Đây là vấn đề muôn thuở từ xưa đến nay của xã hội. Không nói đến số ít cha mẹ cho con được tự do lựa chọn ngành nghề yêu thích, thì phần đông phụ huynh “định hướng” cho con học ngành mà theo cha mẹ thấy “dễ xin việc”, “có tương lai”,… Nó khiến các em bị gò bó, khi chưa được cha mẹ định hướng cụ thể về nghề nghiệp trong tương lai tương ứng với sở thích, năng lực đã phải đi theo lộ trình mà cha mẹ vạch sẵn.
ap-luc-dang-de-nang-len-vai-hoc-sinh-01
Căng thẳng và áp lực khiến các em mệt mỏi
Áp lực thi cử: Từ trước đến nay, thầy cô luôn “ghim” trong đầu học sinh là thi cử đặc biệt quan trọng, nếu không vượt qua thì thế này, nếu không không đỗ thì sẽ thế kia. Và điều này dẫn đến nhiều hệ lụy, mà trước hết phổ biến nhất là các em bị mất ăn mất ngủ khi kỳ thi đến, và thậm chí dẫn đến những biểu hiện tiêu cực (quay cóp, gian dối thi cử,…).
Em Thanh Hồng – THPT Mê Linh chia sẻ: “Còn 2 ngày nữa là thi rồi, em lo lắng không ngủ được, lần này mà không được điểm cao để xét tuyển Đại học thì bố mẹ em không để em yên mất”.
Trước đây cuộc sống khó khăn vất vả nhưng chuyện tự tử ở thanh niên hầu như không có, nhưng ngày nay, nhiều cái chết xảy ra ở học sinh vì áp lực học hành quá lớn. Điều này đã khiến chúng ta phải suy ngẫm lại thực sự nghiêm túc.

Thoải mái trong tâm là cách giải quyết tốt nhất
Để giảm thiểu áp lực trong thi cử cho các em, chúng ta cần có công cuộc cải cách lớn và lâu dài: từ tư tưởng cho tới thực tế.
PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục cho rằng: “Để làm tốt công tác tuyển sinh thì chính Bộ phải làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh. Học sinh thấy mình yêu thích phù hợp ngành nào thì đăng ký vào ngành đó chứ không phải việc chọn trường lại phụ thuộc vào điểm số như hiện nayTôi thấy nhiều sinh viên vào học một thời gian lại kêu chán nản, không yêu thích ngành nghề mình chọn thì làm sao mà có kết quả tốt được!”
ap-luc-dang-de-nang-len-vai-hoc-sinh-02
Học sinh cần được định hướng nghề nghiệp khi có quá nhiều cánh cửa trước mắt
Việc hướng nghiệp cho các em cần sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, quan trọng nhất là giúp các em hiểu ra mình đam mê điều gì, yêu thích ngành nào để có định hướng rõ ràng cho tương lai.
Gần đây nhất là trong đợt tuyển sinh tốt nghiệp THPT, xét tuyển ĐH, CĐ, đừng dựa vào điểm số để chọn trường mà hãy dựa vào sở thích của các em. Giả sử vì điểm số mà có thể vào được trường này trường kia, thì sau đó cả gia đình sẽ phải lao đao vì áp lực công việc sau này. Bởi vậy thiết nghĩ cha mẹ nên
TS.Nguyễn Hoài Duy – Giám đốc Hệ thống Đào tạo CNTT Quốc tế Bachkhoa-Aptech chia sẻ: “Sáng suốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ đó là cha mẹ cần đưa ra 3 phương án cho các em để “dự phòng”: không học được trường này thì nộp hồ sơ trường kia, mà cả 2 trường đều không được thì để các em tự lựa chọn ngành học mong muốn và dựa trên tư vấn của cha mẹ”.
Và quan trọng nhất là nằm ở các em học sinh, nhất định phải giữ tâm thế thoải mái mỗi khi bước vào các kỳ thi, điều đó vừa giúp các em bớt căng thẳng vừa mang lại kết quả thi cao.
Tâm hồn các em vẫn còn dừng ở mức 18 tuổi, các em vẫn còn là những đứa trẻ, dù có hiểu chuyện thì vẫn là trẻ con. Bởi vậy hãy gạt áp lực sang một bên, sống đúng với lứa tuổi của mình. Đối với chuyện thi cử cần sự hợp tác của cả cha mẹ và con cái: đừng làm các em cảm thấy mình là gánh nặng, buộc lòng phải học tốt và điểm cao. Nếu áp lực quá có thể gây ra phản ứng ngược từ các em, mà chịu trách nhiệm cho những hậu quả ấy thì chỉ có cha mẹ và các em phải gánh chịu.
Bachkhoa-Aptech Media
   0968276996
< wire:id="JcvRJko8XDgNga4LsmXf" wire:initial-data="{"fingerprint":{"id":"JcvRJko8XDgNga4LsmXf","name":"embedded.footer","locale":"vn"},"effects":{"listeners":[]},"serverMemo":{"children":[],"errors":[],"htmlHash":"26380eb1","data":[],"dataMeta":[],"checksum":"130cf0732b9c6d3327eff6250d721c67e306e73eb91b9e7ffb256e626ae59010"}}"!-- Messenger Plugin chat Code -->