Bạn đã biết gì về Peyta - loại mã độc mới nguy hiểm hơn Wanna Cry đang khiến cả thế giới điêu đứng chưa?

16:56 29-06-2017BKAP Media

Sau khi lây nhiễm vào các hệ thống chính phủ, ngân hàng tại Mỹ, Ukraine, Pháp, Đan Mạch và các nước Châu Âu vào đêm 27/6 (theo giờ Việt Nam), ransomware Petya tiếp tục lây lan trên toàn cầu với tốc độ khủng khiếp. 

ma-doc-petya-01

Rất nhiều hệ thống máy tính tại các doanh nghiệp lớn đã bị đình trệ vì Petya như hãng quảng cáo WPP của Anh, công ty vật liệu xây dựng Saint-Gobain của Pháp, nhiều công ty dầu thép của Nga… Tất cả các tổ chức và Doanh nghiệp vẫn đang cố gắng tìm cách khắc phục sự cố nhanh nhất có thể. Đứng trước nguy cơ bị mã độc này tấn công, đây là những gì bạn cần biết về loại mã độc đang hoành hành này:

Nó gây hại gì?

Khi xâm nhập được vào hệ thống, virus này sẽ khóa các ổ cứng của máy và đòi 300 USD tiền chuộc thanh toán bằng Bitcoin.  Các tài khoản email bị nhiễm virus sẽ bị chặn, nên dù nạn nhân có trả tiền chuộc, các file vẫn sẽ bị mất. Theo luật an ninh mạng cũng như lời khuyên của các chuyên gia, người dùng máy tính bị nhiễm mã độc không nên trả bất kỳ khoản tiền chuộc nào.

Nó lây lan như thế nào?

Mã độc này giống như một loại bệnh truyền nhiễm, lây từ máy này sang máy khác. Nó sử dụng một công cụ hack có tên gọi EternalBlue, lợi dụng những điểm yếu trên Microsoft Window. Dù Microsoft đã sửa lỗi này vào tháng 3 vừa rồi nhưng không phải tất cả các công ty đều đã được cập nhật. Các chuyên gia an ninh mạng tại Symantec cho biết Petya lây nhiễm bằng cách lợi dụng một lỗ hổng có trong phần mềm Windows tương tự WannaCry. Mã độc EternalBlue bị công khai bởi nhóm tin tặc Shadow Brokers hồi tháng 4, được cho là do Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) phát triển.

Để lây nhiễm trên các hệ thống đã cài bản vá chống WannaCry, Petya sử dụng 2 cách lây lan khác nhau nhắm vào các công cụ quản trị mạng.

Máy tính của tôi có an toàn không?

Máy tính cá nhân cập nhật Windows phiên bản mới nhất sẽ được an toàn trong vụ tấn công này. Tuy nhiên, nếu một trong các máy tính của hệ thống đã bị nhiễm, các máy khác cũng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng. Đối với các phiên bản Win không bản quyền, máy tính sẽ không có khả năng chống lại loại virus này.

ma-doc-petya-02

Mã độc này bắt nguồn từ đâu?

Các chuyên gia vẫn đang xác định nguồn gốc của virus này. Nhưng Cisco Talos cho rằng có thể virus đã xâm nhập vào hệ thống máy tính qua một phần mềm của Ukraine. Một công ty ở Ukraine có tên MeDoc đã gửi đi một phần mềm về thuế mới được cập nhật và sau đó virus đã lây lan ra khắp các máy tính trên thế giới. Nhà chức trách Ukraine đã xác nhận vụ việc có liên quan đến MeDoc nhưng công ty này vẫn chưa có phản hồi vè vụ việc.

Những ai bị tấn công?

Các công ty đa quốc gia có trụ sở tại châu Âu và Mỹ là những nạn nhân đầu tiên của virus này. Danh sách còn dài và bao gồm hãng dầu thô Rosneft nổi tiếng của Nga, hãng vận tải hàng hải Maersk của Đan Mạch, công ty dược Merck có trụ sở tại Mỹ và công ty luạt DLA Piper.

Các tổ chức và doanh nghiệp của Ukraine là chịu thiệt hại nặng nề nhất. Các máy tính tại ngân hàng, cơ quan chính phủ, dịch vụ bưu chính và hệ thống tàu điện ngầm của Kiev đều đang gặp vấn đề. Virus này cũng gây ảnh hưởng tới hệ thống giám sát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Vẫn chưa rõ liệu có công ty nào trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bị ảnh hưởng nghiêm trọng hay không. Modelez thông báo 5 nhà máy của hãng này tại Australia và New Zealand đã gặp vấn đề khi đang sản xuất các sản phẩm phiên bản giới hạn.

Nó khác gì so với WannyCry?

So với WannaCry, mã độc này cũng sử dụng công cụ hack EternalBlue và lấy cắp thông tin mật của người dùng. Tuy nhiên, nó khác WannaCry ở chỗ nó sẽ khóa toàn bộ ổ cứng của máy tính thay vì chỉ là vài file, và lan truyền qua hệ thống máy tính nội bộ chứ không qua Internet như WannaCry.

Ai đứng đằng sau mã độc này?

Vẫn còn quá sớm để xác định được người chịu trách nhiệm cho vụ tấn công mã độc lần này. Các cơ quan tình báo và nhà nghiên cứu an ninh mạng cho rằng nó có liên quan đến vụ tấn công WannaCry hồi tháng trước bởi một nhóm tin tặc của Triều Tiên. Tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng nào rõ ràng.

ma-doc-petya-03

Chưa xác định được kẻ chịu trách nhiệm trong vụ tấn công mạng mới nhất này

 

Để phòng ngừa nguy cơ mã độc tấn công, chuyên gia Bkav khuyến cáo người dùng nên sao lưu dữ liệu thường xuyên:

  • Cập nhật bản vá cho hệ điều hành, đồng thời chỉ mở các file văn bản nhận từ Internet trong môi trường cách ly Safe Run.
  • Người dùng cũng cần cài phần mềm diệt virus thường trực trên máy tính để được bảo vệ tự động.
  • Đặc biệt, đối với quản trị hệ thống, chuyên gia BKAV khuyến nghị cần rà soát kỹ hệ thống server bởi với WMIC và PSEXEC mã độc có thể dễ dàng lây nhiễm từ một server ra toàn bộ hệ thống có cùng domain.
   0968276996