“Cách duy nhất để làm được những điều vĩ đại là yêu thích thứ bạn làm”

14:55 07-10-2019BKAP Media

Phùng Thanh Tùng (SN 1999) Hiện là lớp trưởng lớp C1707G. Ngày hội tuyển dụng nhân sự ngành CNTT tháng 4 vừa rồi, Tùng là 1 trong 5 bạn sinh viên của Bachkhoa-Aptech được Công ty Usol ‘chiêu mộ’. Và chưa đầy 2 tháng training và đào tạo tại Usol, thể hiện khả năng, tư duy nhạy bén và sự ham học hỏi của bản thân, Tùng đã được tham gia dự án chính thức và gia nhập Dev 1 - Được xem là phòng dự án hạt giống của Usol khu vực Hà Nội.

Nhân dịp, Tùng vừa mới được ‘thở’ khi mùa cao điểm dự án đã qua đi, Bachkhoa-Aptech News đã có cuộc gặp gỡ và ‘hỏi cung’ cậu bạn Lớp trưởng tài năng của C1707G!

Bộc lộ đam mê từ sớm: 2 lần được chọn vào đội tuyển Tin học

Lên cấp 2 bắt đầu được học môn Tin học, gia đình Tùng không có điều kiện để cậu bạn có chiếc máy tính riêng của mình, chính vì vậy, Tùng luôn tranh thủ những tiết học ngắn ngủi trên lớp để mày mò và tìm hiểu về máy tính!

Càng được tiếp xúc với máy tính, Tùng càng bộc lộ rõ niềm say mê với ‘người bạn’ này. Và Tùng được gọi vào đội tuyển Tin học năm lớp 8 và có 1.5 năm học bồi dưỡng tin học.

Mong muốn được đào sâu và hiểu về ngôn ngữ của máy tính để biến những thứ vô tri trở thành niềm say mê đến tận bây giờ!

Lên cấp 3, niềm say mê với máy tính, với lập trình ngày càng lớn dần khi Tùng được học sâu về ngôn ngữ Lập trình Pascal, cậu tìm tòi ra thêm nhiều thứ mới mẻ hay ho, những thuật toán, những đoạn mã cứ dài dần, càng kéo dài lại càng xử lý được những bài toán khó, những yêu cầu phức tạp hơn. Cậu bé năm 13 tuổi mang giấc mơ chinh phục máy tính, và một lần nữa được tuyển chọn vào đội tuyển Tin học năm lớp 11!!

Khởi đầu giấc mơ Lập trình, nên duyên với Bachkhoa-Aptech

Gia đình vốn định hướng vào ngành Xây dựng, nhưng vì tôn trọng sở thích của con, để Tùng được đi theo mong muốn của mình. Chính vì vậy, khi biết mình trượt đại học, bố mẹ đã rất thất vọng. Tùng kể lại, trượt đại học là cú sốc đầu đời của cậu bạn. Đam mê CNTT, đặt nguyện vọng vào 2 trường đào tạo ngành này, nhưng thiếu may mắn, Tùng đều không đậu cả 2 trường. Lúc này, ngoài sự thất vọng của bản thân, Tùng cũng chịu áp lực từ bố mẹ và hàng xóm.

Nhưng bản tính chinh phục, và vẫn kiên trì với đam mê của mình, Tùng quyết định chọn một hướng đi khác, chọn Bachkhoa-Aptech để tiếp tục giữ lửa đam mê. Cậu bạn nhấn mạnh: "Quyết định là ở chính bản thân mình, học ở đâu và mình sẽ trở thành như thế nào đều do chính bản thân mình!"

Chia sẻ về việc nên duyên với Bachkhoa-Aptech, Tùng đã được thầy giáo cấp 3 định hướng - thầy có con trai đang theo học tại Bachkhoa-Aptech. Đặc biệt hơn, cậu bạn đó còn là học viên nhỏ tuổi nhất của trường khi ấy, vì vừa học THPT vừa học thêm chương trình Lập trình viên Quốc tế, hoàn thành chương trình học của Aptech vào năm 17 tuổi, nhưng cậu bạn ấy đã có sản phẩm riêng, đã có việc làm và tiếp tục đam mê của mình. 

Đây có lẽ là động lực lớn nhất để Tùng thuyết phục bố mẹ, bỏ qua rào cản về tấm bằng đại học mà chọn lựa Bachkhoa-Aptech!

Bất ngờ với lý do Phùng Thanh Tùng thích nhất khi đến lớp!

Việc trải nghiệm cơ sở vật chất tốt, được trang bị máy móc, thiết bị đầy đủ, giúp cậu bạn thỏa thích code chỉ là 1 trong nhiều lý do mà Tùng hài lòng khi học tập tại Bachkhoa-Aptech!

Thầy giáo hết mình, nhiệt tình và thân thiện với học viên cũng là điểm cộng to đùng mà Tùng dành cho ngôi trường mình theo học. Tuy nhiên, Tùng cũng hơi e ngại khi đôi lúc thầy cô quá nhiệt tình khiến các bạn ‘không đi vào quy củ’. Đối với Tùng, việc tạo áp lực là cách tốt nhất để các bạn trở nên trách nhiệm hơn. 

Và thật bất ngờ, về lý do mà Tùng muốn đến lớp, dù công việc ở công ty đang ngập đầu. “Em muốn được support cho các bạn trong lớp”. Có lẽ đây là cảm giác ‘phê’ nhất khi đi học, có thể giúp anh em trong lớp tốt hơn và được hỗ trợ các bạn về mặt kiến thức. Một lần giúp đỡ cũng là một lần được học lại, được ghi nhớ, và thật vui khi anh em cảm ơn mình và ghi nhận sự cố gắng của mình!

2 ngày fix bug nhớ đời cùng thầy Hoàng Văn Trung

Chia sẻ về kỷ niệm nhớ nhất về quá trình học tập tại trường, Phùng Thanh Tùng hào hứng kể lại 2 ngày fix bug cùng thầy Hoàng Văn trung - Giảng viên dạy bộ môn . NET. 

Trong quá trình làm bài tập, Tùng nhận ra lỗi trong chương trình và trao đổi cùng thầy Trung, sau đó cả 2 thầy trò đi vào phân tích, tìm hướng giải quyết mất 2 ngày ‘bão não’ mới diệt được bug. Ngay sau đó thì ở lớp các bạn cũng gặp tình trạng lỗi tương tự và lúc này chỉ mất 5 phút, thành quả của cả thầy và trò được lớp ghi nhận. Tùng rạng rỡ: “Lúc đấy em thấy tự hào và rất sướng!” 

Chính Tùng cũng chia sẻ:

Em rất muốn lập một Group nội bộ trong trường, để các bạn được giải tỏa, thỏa thích hỏi đáp và chia sẻ kiến thức. Mặc dù, hỏi trực tiếp các thầy cô là cách tốt nhất, thậm chí kể cả 10h đêm, nếu cậu bạn quá bí bách cách làm, inbox đều nhận được sự phản hồi rất nhiệt tình từ các thầy. 

Khoảnh khắc đáng yêu của cậu bạn Phùng Thanh Tùng

Tuy nhiên, sẽ có nhiều bạn sinh viên còn ngần ngại, sợ hỏi sai, và còn khoảng cách với thầy cô, chính vì vậy, nếu có group dành cho sinh viên, các bạn sẽ thoải mái hơn và được cùng nhau tranh luận và giải quyết vấn đề.

Kinh nghiệm ‘ghi điểm’ với nhà tuyển dụng

Được đại diện Usol tuyển chọn ngay trong Ngày hội tuyển dụng nhân sự ngành CNTT 2019 của Bachkhoa-Aptech, Phùng Thanh Tùng chia sẻ: “Bí kíp là bạn tự tin với những gì mình làm được cho công ty”. Mà đồ án là cái thể hiện rõ nhất, hãy cố gắng làm project bằng chính khả năng của mình, thể hiện được cái tôi càng nhiều càng tốt. Doanh nghiệp không quan tâm bạn học được gì mà họ chỉ quan tâm bạn làm được những gì!

Trong buổi phỏng vấn trực tiếp cùng doanh nghiệp, Tùng tự tin show ra 3 đồ án đã làm về PHP - Website TMĐT bán đồ thể thao; WindowForm và .Net về Ứng dụng quản lý cửa hàng bán Ô tô. Cậu bạn nhấn mạnh, doanh nghiệp ‘đủ tinh’ để biết có phải bạn làm hay không, chỉ qua một vài câu hỏi đơn giản. Chính vì vậy, Tùng nhắn nhủ: “Sinh viên chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế thì hãy cố gắng đầu tư và trau chuốt cho sản phẩm đồ án cuối kỳ!”

Tính đến thời điểm hiện tại, chàng trai sinh năm 1999 đã có 6 tháng làm việc tại Usol, và được tham gia vào 2 dự án chính thức của công ty.

Tùng kể lại những ngày đầu trở thành thực tập sinh, thực sự rất stress. Đó là quãng thời gian công ty vào mùa dự án, không một ai có đủ thời gian để hướng dẫn mình, công ty sử dụng framework riêng, cậu bạn cũng không thể mang về hỏi các thầy. Tùng đã ‘trễ’ deadline tới 7 ngày vẫn không tìm ra được hướng giải quyết cho mảng công việc mà mình được giao.

Tuy nhiên, không vì thế mà cậu bạn nản lòng, mỗi ngày tự tìm hiểu, tự đọc và mò mẫm rồi cũng tìm thấy ‘đường đi’. Chính nhờ vậy mà Tùng càng nhấn mạnh đến tính tự học, tự nghiên cứu, nhất là đối với ngành Lập trình, mọi thứ có thể thay đổi, hôm nay .NET đang ổn định, hay Java đang phổ dụng nhưng trong tương lai sẽ có hàng chục công nghệ mới được thay thế. Vậy lúc đó bạn sẽ làm gì? Đến trường đi học lại, hay là tự cập nhật và trau dồi kiến thức cho bản thân? 

“LÀM ĐI” là cách duy nhất để giữ lửa đam mê

Phùng Thanh Tùng cũng không quên chia sẻ, Lập trình gần như là đam mê ăn sâu vào máu, và việc đi tìm hướng giải quyết cho các vấn đề dường như trở thành sở thích. Cách tốt nhất để luôn hứng khởi với công việc của mình, đó là chăm chỉ, thực hành, vì chỉ có khi làm, tìm ra hướng đi bạn mới thấy ‘thích thú’ và đam mê công việc như thế nào.

Đến hiện tại, khi còn chưa kết thúc SEM 3 tại trường, Tùng cũng vừa chớm 20 tuổi, đã có một công việc đúng chuyên ngành, có một khoản lương nhất định gửi gắm bố mẹ. Lúc này, bố mẹ mới thực sự có niềm tin vào cậu bạn và ngầm ủng hộ đam mê của Tùng! Không thể hiện cảm xúc quá nhiều, nhưng có lẽ hơn ai hết, Tùng hiểu bố mẹ cũng đang hãnh diện về mình!

Sau quá trình va chạm thực tế công việc và làm việc tại Doanh nghiệp, Thanh Tùng cũng không quên góp ý về chương trình học tại trường: “Hầu hết các trường đào tạo CNTT đều chú trọng vào việc đào tạo về chuyên ngành, tuy nhiên khi đi làm thì code chỉ là 1 phần, phần lớn là phải test và viết tài liệu nữa, vì không phải công ty nào cúng có bộ phận test riêng.” Nên Tùng mong muốn, nếu có thể thì nhà trường nên có thêm nhiều thời gian đào tạo về mảng này, để các bạn không bỡ ngỡ khi tham gia vào công việc thực tế bên ngoài!

Cuộc trò chuyện với Tùng kết thúc sớm hơn dự kiến vì 10h kém Tùng phải quay trở về công ty để tiếp tục công việc của mình. Bachkhoa-Aptech News sẽ gặp lại Tùng vào một ngày gần nhất!

Hy vọng rằng, Tùng sẽ phát huy hết khả năng của mình, thể hiện bản sắc BKAP và có thể truyền cảm hứng Lập trình đến nhiều người hơn nữa. Đúng như câu châm ngôn mà Tùng yêu thích nhất của cố CEO Apple - Steve Jobs: “Cách duy nhất để làm được những điều vĩ đại là yêu thích thứ bạn làm."

> Tìm hiểu cách học được 35.000 Học viên Bachkhoa-Aptech chọn lựa: https://bit.ly/2HGeWBE

   0968276996
< wire:id="b3aYYx3eX5FJVomrXqLx" wire:initial-data="{"fingerprint":{"id":"b3aYYx3eX5FJVomrXqLx","name":"embedded.footer","locale":"vn"},"effects":{"listeners":[]},"serverMemo":{"children":[],"errors":[],"htmlHash":"26380eb1","data":[],"dataMeta":[],"checksum":"2225f6b126764d37adbfd3899a7d05ce245c969f5d1d5fb014a4826145a221de"}}"!-- Messenger Plugin chat Code -->