Đổ gục trước hình tượng chàng trai đeo kính, lưng mang balo laptop cùng đôi tay lạch cạch trên keyboard xuất hiện trong bộ phim 'Lập trình cho trái tim', anh Phạm Văn Bình khi ấy đang là học sinh cấp 2 đã ấp ủ giấc mơ Lập trình viên, được làm việc cùng những dòng code và để lập trình cho tương lai của mình.
Từ đó, anh bắt đầu tìm hiểu nhiều thông tin về lĩnh vực Công nghệ thông tin nói chung và ngành Lập trình nói riêng. Anh Bình quả quyết: "Anh chọn Công nghệ thông tin vì biết chắc đây là ngành tiềm năng, nhiều cơ hội phát triển trong tương lai."
Những năm 2011, khi định kiến xã hội vẫn coi trọng bằng đại học và cũng giống nhiều bậc phụ huynh khác, bố mẹ anh Bình mong mỏi đứa con của mình vào đại học - đích đến sau khi tốt nghiệp THPT.
Tuy nhiên, sau khi nghe nguyện vọng của cậu con trai muốn theo đuổi ngành Lập trình và rất nghiêm túc với lựa chọn của bản thân, bố mẹ anh Bình đã tin tưởng và ủng hộ anh theo học chương trình Lập trình viên Quốc tế Aptech.
Anh Bình chia sẻ, cơ duyên trở thành BKAPer của anh khá tình cờ, trong dịp Bachkhoa-Aptech đến tư vấn hướng nghiệp tại trường THPT Phạm Ngũ Lão (Đông Anh, Hà Nội), cậu học sinh 18 tuổi đã "phải lòng" trước sự chuyên nghiệp, năng động của đội ngũ tư vấn tuyển sinh. Anh Bình chia sẻ thêm: "Trước khi Bachkhoa-Aptech đến trường cấp 3, anh đã tìm hiểu khá kỹ thông tin về trường. Đó là nơi anh được học Công nghệ thông tin theo chuẩn quốc tế, được tiếp xúc với môi trường học tập hiện đại và đặc biệt hơn, chương trình học "tiết kiệm" thời gian chỉ trong 2.5 năm anh có thể ra trường và làm được việc."
"Đó là lý do mà anh đã chọn lựa Bachkhoa-Aptech và thuyết phục bố mẹ để anh theo đuổi hướng đi của mình."
Anh Phạm Văn Bình đã chọn con đường ngắn hơn để chạm tay vào đam mê, không có bằng đại học nhưng đổi lại anh có được cơ hội tiếp cận những xu hướng công nghệ mới nhất. Những năm 2011, khi lũ bạn còn ước ao được luyện tay trên bàn phím thật, thì theo học tại Bachkhoa-Aptech, anh đã được học thực - làm dự án thực tế trên chiếc máy tính cấu hình cao.
Đặc biệt, đối với ngành Lập trình tin đòi hỏi phải thực hành nhiều, làm nhiều, thì mô hình đào tạo CNTT ngược Làm trước - Học sau của Bachkhoa-Aptech đã giúp các bạn sinh viên được tiếp cận công việc thực tế, được tự khám phá các dự án thực tiễn trước sau đó thầy cô mới định hướng và hệ thống kiến thức bài bản sau. Điều này đã tạo động lực học tập và kích thích sự hiếu kỳ của những đứa trẻ ham mê CNTT.
Việc được học và làm việc trực tiếp với máy tính, khiến cậu nhóc 18 tuổi khi ấy say mê hơn với những dòng code và phát triển dần các kỹ năng chuyên môn của một lập trình viên.
Là cậu học trò năng nổ trong mỗi buổi học, có niềm đam mê với nghề, anh Bình tạo được ấn tượng cực tốt với thầy cô. Và năm 2014 khi còn đang trong thời gian chinh chiến với đồ án tốt nghiệp, anh đã được thầy giáo giới thiệu đến công ty start-up về công nghệ với vị trí Lập trình viên Android.
21 tuổi, vừa chập chững ra trường, tại thời điểm ấy nhận được mức lương khởi điểm 6 triệu đồng khiến anh vừa vui vừa hãnh diện và cũng thầm cảm ơn những người thầy tại Bachkhoa-Aptech đã thổi lửa niềm đam mê Công nghệ thông tin trong anh.
Đây cũng là công việc đầu tiên của anh, sau 2 năm theo học Lập trình tại Hệ thống Đào tạo CNTT Quốc tế Bachkhoa-Aptech. Sau đó, anh chuyển sang làm dự án outsoure thị trường Nhật Bản cho FPT và từ tháng 9 năm 2017 đến nay anh bắt đầu làm việc tại phòng Lập trình phần mềm Mobile tại Công ty CP Misa.
Lần đầu 'nhúng mình' thực chiến với công việc, anh Bình hào hứng: "Anh bắt nhịp khá nhanh với công việc, cảm xúc của anh khi ấy chỉ gói gọn trong 1 chữ "sướng", bởi cái gì anh đang làm cũng là những kiến thức anh đã được học tại trường."
Và phải chăng đây cũng là lý do khiến anh Bình trở thành người truyền cảm hứng cho cậu em trai Phạm Đức Thắng (SN 1999), nối gót anh trai học tại Bachkhoa-Aptech và trở thành ứng viên tài năng được Công ty Usol Việt Nam lựa chọn ngay trong Ngày hội tuyển dụng CNTT 2019 vừa mới diễn ra tại Bachkhoa-Aptech.
Phạm Đức Thắng: Anh Bình là người đã truyền cảm hứng để mình trở thành Lập trình viên
Đánh giá cao về chất lượng đào tạo cũng như sự tâm huyết của đội ngũ giảng viên tại Bachkhoa-Aptech, anh Bình đã định hướng cho em trai của mình là bạn Phạm Đức Thắng theo học Chương trình chất lượng cao tại Bachkhoa-Aptech.
Phạm Đức Thắng (giữa) được anh Phạm Văn Bình định hướng theo học Bachkhoa-Aptech
Trong Ngày hội tuyển dụng CNTT 2019 do Bachkhoa-Aptech tổ chức, Phạm Đức Thắng đã xuất sắc vượt qua bài thi test và trở thành ứng viên Fresher tài năng được Công ty Usol tuyển chọn. Hiện nay, Thắng đang làm Lập trình viên tại Công ty Cổ phần Giải pháp Phần mềm Biplus Việt Nam.
Chia sẻ về bài học khiến anh Bình ghi nhớ mãi về tính cẩn thận, luôn có phương án dự phòng (backup dữ liệu) trong mọi trường hợp: “Đó là khi sự cố mất dữ liệu diễn ra, anh đã làm ảnh hưởng đến dự án của cả một tập thể. Anh đã phải giải trình trước công ty, sự việc đó dù không cố ý nhưng cũng là kinh nghiệm xương máu cho quá trình làm việc của anh sau này.”
Với cương vị là người anh đi trước, đã có 7 năm kinh nghiệm trong ngành Lập trình, anh Bình dành lời khuyên dành cho các bạn trẻ đang theo học CNTT: “Chỉ khi thực sự say mê với nó bạn mới có thể theo đuổi nó đến cùng và có được thành công trong công việc.”
Cho đến hiện tại, anh Bình vẫn hài lòng khi chọn Bachkhoa-Aptech, đặc biệt chương trình học lồng ghép giảng dạy kỹ năng mềm và tiếng Anh chuyên ngành đã giúp anh rất nhiều trong quá trình làm việc cùng đối tác nước ngoài và tìm kiếm tài liệu tiếng Anh, cập nhật kiến thức công nghệ mới.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Công nghệ thông tin bùng nổ sẽ vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các bạn trẻ. Cơ hội khi có nhiều lĩnh vực mới ra đời, có sân chơi rộng mở để các bạn thử thách bản thân, được làm sai và làm lại từ đầu. Nhưng cũng chính là thách thức, khi sức cạnh tranh trong ngành Công nghệ thông tin cực lớn, đòi hỏi các bạn phải không ngừng học hỏi và update bản thân để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.