Định tuyến tĩnh là một phương pháp định tuyến xảy ra khi một router sử dụng một entry định tuyến bằng tay trong quá trình cấu hình
Có thể hiểu đơn giản là router định tuyến dựa trên bảng định tuyến (routing table) và khi ban đầu cấu hình cơ bản cho một router thì nó sẽ chỉ hiểu được những đường kết nối trực tiếp với nó. Khi một gói tin gửi đến router, nó sẽ xét xem trong bảng định tuyến có thông tin đích nơi gói tin cần đến hay không ? nếu có thông tin đích đến (tức là trong bảng định tuyến có tuyến đường – đích mà gói tin đi đến) thì router sẽ đẩy gói tin theo thông tin đã có trong bảng định tuyến đó và tiếp tục gửi gói tin đi đến đích. Vì vậy nên điều rất quan trọng trong việc định tuyến chính là thông tin trong bảng định tuyến.
Trong nhiều trường hợp, nhân viên quản trị mạng sẽ Định Tuyến Tĩnh, tức là “khai báo” bằng tay cho router biết các tuyến đường có – cần có trong một hệ thống mạng và đưa vào bảng định tuyến của router. Không giống như Định Tuyến Động ( Dynamic Routing ), Định Tuyến Tĩnh ( Static Routing ) là cố định và không thay đổi mặc dù trong mạng có những sự thay đổi, trừ khi là do chính người quản trị phải khai báo lại cho router sự thay đổi đó
Ứng dụng của định tuyến tĩnh :
1. Định Tuyến Tĩnh có thể được sử dụng để xác định cổng ra từ một con router khi không có đường khác có sẵn thông tin trong bảng định tuyến. Điều này được gọi là Default Route.
2. Định Tuyến Tĩnh có thể được sử dụng cho các mạng nhỏ chỉ có một hoặc hai con đường, điều này hiệu quả hơn vì một liên kết sẽ không bị quá lãng phí so với việc trao đổi thông tin trong Định Tuyến Động
3. Định Tuyến Tĩnh thường được sử dụng giúp chuyển thông tin định tuyến từ một giao thức định tuyến khác (routing redistribution)
Nhược điểm của tịnh tuyến tĩnh
1. Định Tuyến Sai : đây là lỗi xuất phát từ người quản trị hệ thống mạng, vì quá trình khai báo cho router đều làm thủ công, bằng tay. Nên việc nhầm lẫn trong quá trình này rất dễ xảy ra
2. Khả năng chịu lỗi : Định Tuyến Tĩnh không có khả năng chịu lỗi. Có thể hiểu đơn giản là khi có bất cứ một điều gì thay đổi trong hệ thống mạng, hoặc một tuyến đường nào đó bị ngắt kết nối , đứt cable v…v… thì toàn bộ thông tin đó người quản trị phải tự khai báo lại cho router. Nếu không thì mạng sẽ không sử dụng được cho đến khi những lỗi đó được khắc phục hoặc người quản trị phải khai báo lại cho router những tuyến đường đi trong hệ thống mạng
3. Chỉ số ưu tiên ( administrative distance ): những tuyến đường cấu hình tĩnh thường được ưu tiên sử dụng hơn so với các tuyến đường cấu hình với giao thức định tuyến động. Điều này có thể nói là các tuyến đường tĩnh cũng đang ngăn chặn các giao thức định tuyến làm việc theo một dự kiến ban đầu. Giải pháp cho vấn đề này là chúng ta có thể thay đổi chỉ số ưu tiên ( administrative distance )
4. Thời gian cho việc cấu hình hệ thống: vì là cấu hình thủ công, bằng tay và quản trị viên phải khai báo cho router các tuyến đường đang có trong hệ thống nên công việc này đòi hỏi thời gian cũng như công sức phải bỏ ra là rất nhiều để cho một hệ thống có thể làm việc một cách tốt nhất và chính xác nhất