Không thụ động chờ sự thay đổi của quy chế thi Đai học, cậu bé 17 tuổi chọn lối đi riêng

19:52 15-04-2021BKAP Media

Không giống như bao bạn bè đồng trang lứa, Tuấn Minh (17) tuổi chia sẻ em sẽ không chọn học đại học.

Những năm gần đây, Bộ Giáo dục thường xuyên thay đổi cơ chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học.

Bắt đầu từ năm 2015, Bộ Giáo dục & Đào tạo bắt đầu áp dụng mô hình “hai trong một” với kỳ thi THPT Quốc gia. Từ đó đến nay, mỗi năm Bộ đều có sự điều chỉnh hoặc đổi mới để tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Chính bởi vậy, tâm lý lo lắng,  hoang mang là điều khó tránh khỏi đối với các bậc phụ huynh và các em học sinh.

khong-thu-dong-cho-su-thay-doi-cua-quy-che-thi-dai-hoc-cau-be-17-tuoi-chon-loi-di-rieng-01

Chân dung cậu bé 17 bị đánh cắp thời sinh viên

 Lựa chọn khác biệt để chủ động hơn với tương lai của bản thân

Không giống như bao bạn bè đồng trang lứa, em Bùi Tuấn Minh, học sinh lớp 12 trường THPT Kim Anh đã chia sẻ: “Đại học không phải là đích đến của em sau khi tốt nghiệp vào năm 2018 tới đây”.

Được biết, Minh là một trong số rất ít các bạn trẻ sớm tìm được đam mê và ngành học yêu thích của mình. Hầu hết các em học sinh THPT, phải đến năm lớp 12, trước áp lực chọn ngành chọn trường mới bất đầu hoang mang về sở thích cá nhân và mong muốn nghề nghiệp trong tương lai.
Với Bùi Tuấn Minh, khi đã xác định được đam mê, em đã thuyết phục cha mẹ cho theo học chương trình đào tạo lập trình dài hạn ngay còn khi đang là một học sinh lớp 10.

Năm 2018, khi tốt nghiệp THPT, Minh đồng thời nhận tấm bằng Lập trình viên Quốc tế và có thể gia nhập vào đội ngũ nhân sự CNTT chất lượng cao.

Bùi Tuấn Minh hiện đang theo học chương trìnhLập trình viên Quốc tế hệ đào tạo 2,5 năm tại trường Bachkhoa-Aptech

Cần có sự cởi mở trong tư duy của phụ huynh để lớp trẻ có nhiều lựa chọn hơn cho tương lai

Không phải bất cứ em học sinh nào cũng có được sự may mắn như Minh. Bên cạnh việc xác định rõ ước mơ của bản thân, Tuấn Minh còn nhận được sự ủng hộ rất lớn từ gia đình.

Ăn sâu trong suy nghĩ của người Việt là tư tưởng phải đỗ đạt, thành những “ông nghè, ông trạng” thì mới rạng danh với gia đình và dòng họ.  Tuy nhiên, thực tế ngày nay đã chứng minh ngược lại, chỉ cần có năng lực và đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp thì việc có bằng đại học hay không cũng không còn quá quan trọng.

Chính bởi vậy, cần có sự cởi mở hơn trong tư duy của phụ huynh để lớp trẻ có thêm nhiều lựa chọn trong tương lai.

Không chọn đại học không có nghĩa là ngừng học.

Với ngành công nghệ thông tin, những cái tên như Bill Gate, Mark Zuckerberg đã quá nổi tiếng vì bỏ học đại học mà rất thành công và giàu có . Tuy nhiên, mọi người lại cố tình quên mất rằng cả Bill Gate và Mark đều từng là sinh viên của Harvard – một trong những đại học hàng đầu thế giới. Vấn đề không nằm ở chỗ học đại học, cao đẳng, du học hay trường nghề, quan trọng là học ở đâu sẽ giúp các bạn trẻ có được kiến thức và kỹ năng thực sự.

Kể cả các bạn trẻ có bỏ học đi chăng nữa thì cũng đừng ngừng học.

 

   0968276996
< wire:id="fmIEOpgeqbiSuAGW9Gpt" wire:initial-data="{"fingerprint":{"id":"fmIEOpgeqbiSuAGW9Gpt","name":"embedded.footer","locale":"vn"},"effects":{"listeners":[]},"serverMemo":{"children":[],"errors":[],"htmlHash":"26380eb1","data":[],"dataMeta":[],"checksum":"d030dc51f930ddc7eba864ef0fe01d80ed5764255d5b20d791df172cc25bbe6b"}}"!-- Messenger Plugin chat Code -->