Làm sao có động lực làm việc ngay cả khi bạn đang ‘mất hứng’?

08:39 01-10-2019BKAP Media

Có lẽ ai cũng biết việc duy trì động lực khó đến thế nào… Đặc biệt, đối với ngành đặc thù như CNTT, đôi khi việc ‘hết hứng’ xảy ra triền miên. Vậy Làm thế nào để duy trì được động lực làm việc, kể cả khi bạn không có hứng?

3 bước giúp hình thành thói quen tạo động lực làm việc

Bước 1: Hình thành một màn khởi động thật đơn giản, khiến bản thân không thể nói không.

Bạn không cần cảm hứng để bắt đầu bước khởi động này. Ví dụ như:

  • Thói quen viết lách của tôi luôn được bắt đầu với việc đi lấy một cốc nước. Một công việc đơn giản, tôi không thể nói không.
  • Thói quen nâng tạ của tôi bắt đầu bằng việc tôi mang vào chân đôi giày cử tạ của mình. Một công việc đơn giản, tôi không thể nói không.
  • Thói quen tập ném bóng của tôi bắt đầu bằng việc nhặt trái bóng và đôi găng bắt bóng của mình lên. Một công việc đơn giản, tôi không thể nói không. (Đương nhiên, huấn luyện viên của tôi cũng sẽ quát tháo nếu tôi không làm việc này)

Bạn mất hứng và cần lấy lại động lực?

Bạn mất hứng và cần lấy lại động lực?

Phần quan trọng nhất của mỗi nhiệm vụ chính là việc bắt đầu nó. Nếu bạn không cảm thấy có hứng ngay từ ban đầu thì bạn nên biết rằng sự hứng thú thường đến sau khi bạn bắt đầu vào việc. Đó là lý do tại sao màn khởi động của bạn phải vô cùng dễ dàng để bắt đầu.

Đơn cử như việc bạn có thể tạo một thói quen tập thể dục bằng cách bắt đầu nó với việc đổ đầy nước uống vào bình đựng. Bằng cách này, khi cảm thấy không muốn tập luyện, bạn có thể nói với bản thân rằng “Chỉ là đổ nước vào bình thôi mà!”. Mục tiêu duy nhất của bạn lúc đó là bắt tay vào việc và tiếp tục nó từ điểm bắt đầu đó.

Bước 2: Thói quen của bạn cần phải dẫn dắt bạn hướng về đích đến cuối cùng.

Trong hầu hết các trường hợp, việc xây dựng thói quen nên bao gồm các công việc đòi hỏi vận động cơ thể. Cũng khó lòng có thể tưởng tượng rằng bản thân có thể lấy được động lực từ việc vận động.

Và đây là lí giải tại sao…

Những biểu hiện của cơ thể nào xuất hiện khi bạn cảm thấy thiếu động lực hoặc thiếu năng lượng?

Đáp án: Bạn vận động không đủ nhiều. Những hành động bạn làm chỉ tựa như một giọt nước đang chậm chạp lăn quanh, từ từ ngấm dần vào sân cỏ. Việc cơ thể thiếu vận động có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiếu hụt năng lượng cho trí não.

Lười vận động là lý do khiến bạn thiếu năng lượng

Và điều ngược lại cũng đúng. Nếu như cơ thể được vận động và giữ cho bận rộn, bạn sẽ cảm thấy được đầu óc mình cũng đang vận động theo và luôn tràn đầy năng lượng. Ví dụ như trong việc nhảy múa, đầu óc không thể không cảm nhận được sự rung động, tỉnh táo và tràn đầy nhiệt huyết khi cơ thể di chuyển.

Trong khi bước đầu của thói quen nên được xây dựng càng đơn giản càng tốt, lịch trình này nên được chuyển đổi hướng dần sang các hoạt động vận động thể chất. Đầu óc và cảm hứng của bạn sẽ tự động cuốn theo các hoạt động thể chất này.

Lưu ý: Hoạt động thể chất không bắt buộc phải là việc tập thể dục. Ví dụ, nếu mục tiêu là viết lách, thói quen của bạn nên hướng bạn dần tới các hoạt động vật lý của việc viết.

Hãy đặt mục tiêu và nhất định hoàn thành nó

Bước 3: Bạn cần phải tuân thủ một khuôn mẫu nhất định cho mọi lần thực hiện

Mục tiêu ban sơ của việc xây dựng thói quen khởi động là tạo ra một chuỗi những sự kiện mà bạn luôn thực hiện trước khi làm bất cứ công việc nào. Thói quen khởi động này sẽ nhắc nhở đầu óc bạn rằng: “Đây là những gì xảy ra trước khi tôi…”

Sau cùng, thói quen này sẽ gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện công việc của bạn. Bằng cách bắt tay vào khởi động, bạn nhắc nhở tinh thần mình rằng đây là bước dạo đầu cho công việc phải thực hiện. Khi đó, thứ bạn cần không phải là động lực mà là bắt đầu thói quen của mình.

Tự cam kết với chính mình và hoàn thành nó

Màn khởi động thực chất chỉ đơn thuần là việc tạo ra một lời nhắc nhở dành cho bản thân. Việc bắt tay vào một công việc quen thuộc đóng vai trò tương tự như một cú hích cho việc bắt đầu lịch trình làm việc của bạn ngay cả khi bạn thấy kém hứng thú với việc thực hiện nó.

Việc hình thành thói quen rất quan trọng, bởi một khi bạn đã cảm thấy mất hứng thì các công việc cần được giải quyết sẽ trở nên lộn xộn quá tải và bản thân không thể quyết định xem nên làm gì tiếp theo. Khi phải đối diện với thêm một quyết định, bạn sẽ có xu hướng lựa chọn việc bỏ cuộc. Tuy nhiên, việc thực hiện màn khởi động có thể giải quyết được vấn đề này bởi nó giúp bạn xác định được chính xác bản thân cần phải làm gì tiếp theo mà không cần tự đấu tranh hay đưa ra quyết định lựa chọn.

Những gì bạn cần làm chỉ là tuân theo một lịch trình đã định sẵn

Lựa chọn xuất sắc trở thành thói quen

Bạn có thể rèn luyện bản thân để thành công, cũng như để mặc cho bản thân quen với thất bại.

Ngày hôm nay bạn có thể nói rằng: “Tôi cần phải có động lực để hoàn thành dù là việc gì”, nhưng tôi xin đảm bảo rằng không nhất thiết bạn phải như vậy.

Nếu như bạn đã từng rèn luyện bản thân tin vào các giới hạn, thì bạn cũng có thể tự rèn luyện mình để vượt qua chúng.

Lịch trình hay thói quen được lặp đi lặp lại mỗi ngày cuối cùng sẽ trở thành một dạng nhận định khiến bản thân tin tưởng vào và dần trở thành hành động mà bạn thực hiện. Bạn có thể thay đổi những nhận định của mình và biến bản thân trở thành hình mẫu một người không cần động lực cũng có thể hoàn thiện tốt công việc.

Hãy mở máy tính và bắt đầu đi!

Đôi khi, bạn code, mọi thứ xung quanh của bạn là những đoạn mã, những thuật toán, những dòng code dài hàng trăm ngàn trang. Nhưng, nếu bạn không chịu mở máy tính lên để bắt đầu làm, thì chắc chắn bạn sẽ tiếp tục mất hứng và không có động lực!

Hãy đặt ra một mục tiêu và tuân thủ đạt được nó, thói quen làm việc theo mục tiêu sẽ dẫn lối bạn tìm đến động lực phải làm việc đó!

   0968276996
< wire:id="cm1Bm4iFTaYZ2zIWUaS0" wire:initial-data="{"fingerprint":{"id":"cm1Bm4iFTaYZ2zIWUaS0","name":"embedded.footer","locale":"vn"},"effects":{"listeners":[]},"serverMemo":{"children":[],"errors":[],"htmlHash":"26380eb1","data":[],"dataMeta":[],"checksum":"1b10a371de973390702b4b215ed9eed33fdb1bea55c997dee80528d76e6d3bfc"}}"!-- Messenger Plugin chat Code -->