Nâng đỡ hay giết chết ước mơ của con?

17:51 13-07-2017BKAP Media

Ý kiến của phụ huynh là quan trọng nhưng người phải sống chung với trường học và công việc không ai khác ngoài các con.

Mở đầu, tôi xin được trích dẫn một đoạn trong cuốn sách của tác giả trẻ Trang XTD

“Bố mẹ không hỏi các con đi học vui không, chỉ hỏi điểm cao không. Bố mẹ không hỏi đi làm vui không, mệt không chỉ hỏi lương cao không.

 

Trong quá trình tư vấn cho các em THPT, câu trả lời mà những người tư vấn nhận được đau lòng nhất chính là: “Em thực sự rất thích công nghệ thông tin nhưng bố mẹ không đồng ý cho em học”.
Lý do thì vô vàn:

- Bố mẹ nghe nói học CNTT không kiếm được việc đâu, điện tử điện lạnh mới là hot

- Học An Ninh, Công An thì sau này mới mong ổn định, bố mẹ còn xin việc cho….

- ....

Chuyện bố mẹ lo lắng cho con, mong muốn con luôn có những thứ tốt nhất là điều dễ hiểu. Song, nếu biến yêu thương thành chiếc lồng kìm hãm giấc mơ của những đứa trẻ là chuyện không nên.

NÂNG ĐỠ HAY GIẾT CHẾT GIẤC MƠ CỦA CON


 

Nếu như chúng ta chỉ phải học chừng 3 - 4 năm với trường Cao Đẳng hay Đại học thì với công việc, thời gian sẽ kéo dài khoảng 20 - 30 năm. Các bạn sẽ phải gặp "công việc" 8 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần. 

Nếu công việc là một con người, thậm chí là người mà những trẻ ghét thì chuyện gì sẽ xảy ra? 

Chọn sai ngành, sai trường, học không vì đam mê và sở thích cá nhân, không ai khác, người đau khổ và buồn nhất chính là những đứa con.

Muốn có một nghề nghiệp hợp lý nhất, phải thỏa mãn cả 3 đỉnh của tam giác chọn nghề. Nhưng thông thường, cha mẹ chỉ yêu cầu con chỉ vì một tiêu chí duy nhất: Cơ hội nghề nghiệp mà không tính đến những yếu tố quan trọng khác.

- Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - 

Để có thể lựa chọn được 1 ngành phù hợp, phải xét đến 3 đỉnh của tam giác chọn nghề, bao gồm:

  • Đam Mê.
  • Năng Lực: năng khiếu, khả năng đầu vào, năng lực tài chính
  • Cơ hội nghề nghiệp

Bố mẹ nên là người cùng con định hướng, song quyết định cuối cùng, hãy để những đứa trẻ được lựa chọn.

Và cuối cùng, cho dù đứa trẻ chọn học Đại học, Cao Đẳng hay Học nghề thì cũng không quan trọng. Đích đến cuối cùng của việc học này chính là khả năng làm việc và niềm vui mỗi ngày với công việc đã lựa chọn.

 

Bachkhoa-Aptech Media

   0968276996