Nguyễn Văn Cường - Cậu bạn khiếm thị vượt mọi rào cản để nhập học CNTT

09:54 30-09-2020BKAP Media

Khiếm thị từ khi còn rất nhỏ nhưng Nguyễn Văn Cường lại mang trên mình 2 nguyện vọng lớn, 1 là trở thành một lập trình viên, 1 là thay đổi nhận thức của xã hội về người khiếm thị... 

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI CNTT CỦA CẬU BẠN KHIẾM THỊ


Đôi nét về Nguyễn Văn Cường 

1, Họ và tên: Nguyễn Văn Cường

2, Sinh nhật: 27/7/1998

3, Quê quán: Quê gốc Hải Dương, gia đình đang sinh sống tại Đắk Lắk

4, Sinh viên lớp: C2009I1

5, Sở thích: nghe nhạc, xem phim, chơi game và đặc biệt đam mê CNTT

Mất khả năng cảm nhận thị giác từ nhỏ, bởi hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Cường phải từ bỏ việc chữa trị. Thời điểm đến tuổi đi học, vì ở Đắk Lắk chưa có cơ sở dành cho những người khiếm thị nên việc học của Cường trở nên khó khăn. Từ nhỏ, Cường đã xa gia đình về quê gốc Hải Dương ở với bác để tiện cho việc học tập. 

Hoàn cảnh đặc biệt nên những mốc thời gian trong 22 năm qua được Cường ghi nhớ rõ ràng. Đó là những ngày tháng làm quen, tiền hòa nhập với môi trường sống, cũng là hành trình đến với công nghệ của cậu bạn. 

Năm 2003: Cường bắt đầu tiền hòa nhập (làm quen với dụng cụ hỗ trợ, phương pháp học tập riêng) với môi trường sống tại quê gốc Hải Dương.

Năm 2004: Cường bắt đầu hòa nhập và học cùng bạn bè bình thường. 

Thương con xa nhà, mẹ Cường không cho đi học và chỉ đồng ý nếu: "Giá như ông trời cho con nhìn thấy thì mẹ sẽ cho con đi học". Năm 2008, Cường thử vận may thêm một lần nữa tại bệnh viện mắt ngoài Hà Nội nhưng đã quá trễ để cậu bạn có thể chữa trị. Không chấp nhận số phận và nếu không học "Em sẽ chỉ có thể đi làm tẩm quất như những người khiếm thị khác", Cường quyết tâm sống với đôi mắt của mình và quay trở lại trường học. 

Năm 2008: Cường vào lớp 1.

Năm 2010 - 2011: Cường bắt đầu được chạm tay vào máy tính. 

Năm 2013: Cường tự mày mò học thêm giáo trình để có thể làm thành thạo tin học văn phòng.

Năm 2014: Tham gia khóa đào tạo tin học nâng cao tại THCS Võ Thị Sáu. Đây cũng chính là giai đoạn bước ngoặt giúp Cường tìm ra được đam mê và quyết tâm theo đuổi CNTT.

Năm 2015: Cường tốt nghiệp khóa đào tạo tin học với điểm tối đa và nhận được lời mời đào tạo chuyên sâu của trung tâm hướng nghiệp và trợ giúp người mù Sao Mai. Vì trung tâm ở quá xa nên Cường đã bỏ lỡ cơ hội này. 

Năm 2016 - 2017: Cường tự học lập trình và nghiên cứu về những hỗ trợ mà CNTT đem lại cho người khiếm thị nói riêng, người khuyết tật nói chung.

Năm 2018 - 2020: Cường nghiên cứu về công nghệ tiếp cận, tham gia trao đổi với các công ty CNTT trong việc tạo ra những ứng dụng thích hợp cho người khiếm thị trên các sản phẩm của họ.

Ở Nguyễn Văn Cường là một cái tâm rất sáng, một cái đầu vạch sẵn được con đường của riêng mình, biết mình muốn gì và kiên quyết hướng về mục tiêu đó. Trong những dấu mốc này, Cường may mắn khi nhận được sự trợ giúp của rất nhiều người, đó là chị Hồng, cô giáo Phương, là anh Toản, là gia đình nhưng trên hết, chính sự quyết tâm và rắn rỏi của Cường đã giúp cậu bạn vượt qua những khó khăn để theo đuổi điều mình đam mê nhất. 


ƯỚC MƠ TRỞ THÀNH MỘT LẬP TRÌNH VIÊN 


Trở thành một lập trình viên - đó có thể là cơ hội của bất kỳ ai, nhưng với Nguyễn Văn Cường nó trở nên khó khăn hơn gấp bội và thật khó để người bình thường hình dung được cậu bạn sẽ làm gì để hiện thực ước mơ này. Chúng ta thường nói về một thế hệ Z năng động và đầy cá tính nhưng cũng rất thiếu nghị lực và mục tiêu sống, nhưng ở Cường, có một nghị lực phi thường mà bản thân mỗi người đều phải học hỏi rất nhiều. Với Cường, mục tiêu của cậu bạn nghe thật đơn giản: "Em không muốn cả đời làm nghề tẩm quất, CNTT sẽ thay thế đôi mắt của em để giúp em thay đổi cuộc đời, tạo ra doanh thu!" nhưng thực hiện nó lại là muôn vàn rào cản. 

Những rào cản đến từ gia đình 

Cường là anh cả trong gia đình, dưới Cường còn có 2 đứa em. Những người giống Cường hầu như được định hướng làm nghề tẩm quất, bán hàng dạo, hát rong... Điều đó ảnh hưởng đến suy nghĩ của gia đình đối với việc học tập của Cường. Theo bố Cường, học xong cũng chưa chắc đã kiếm được việc, thì Cường cứ làm nghề tẩm quất cho gần nhà, cũng đỡ vất vả. May mắn là mẹ cậu bạn lại ủng hộ cho con được làm điều mình thích, mẹ Cường nghĩ rằng làm thứ mình đam mê thì cuộc sống sau này mới hạnh phúc được. Tuy vậy lo lắng Cường sẽ phải học xa nhà nên gia đình vẫn không đồng ý để Cường tiếp tục học lên cao. Phải đến khi thầy cô, anh chị họ khuyên giúp, bố mẹ mới xuôi với quyết định để cậu bạn lên Hà Nội học CNTT. Thậm chí, mẹ Cường và Cường đã từ Đắk Lắk lên Bachkhoa-Aptech khảo sát môi trường học tập mới đồng ý cho cậu bạn theo học. 

Gia đình không khá giả, dưới lại còn một đứa em cũng đến tuổi đi học đại học, tuy vậy, vì tình yêu với con, vì niềm đam mê nghiêm túc của Cường, bố mẹ cậu bạn cũng cố gắng dồn hết sức lực để gom góp một khoản. Nắm được hoàn cảnh gia đình của Cường, khi đăng ký nhập học, chị Thư Hương - Tư vấn tuyển sinh của Bachkhoa-Aptech cũng định hướng lộ trình học và cách đóng học phí phù hợp nhất tới gia đình! 

Rào cản đến từ chính bản thân 

Nhận được đồng ý của gia đình nhưng điều khiến Cường trăn trở nhất lại là: "Người sáng học xong còn có thể thất nghiệp và đi làm trái nghề rất nhiều, nên em lo lắng ra trường lại không thể kiếm được việc làm". Vì điều này, cậu bạn tìm hiểu rất kỹ về ngôi trường mình sẽ chọn để học CNTT. Một lần tự học lập trình trên mạng, Cường vô tình đọc được thông tin của Bachkhoa-Aptech được thực hành đến 75%, đào tạo cả kỹ năng mềm và tiếng Anh, quan trọng nhất là có ký cam kết việc làm với mức lương từ 8 triệu sau khi ra trường. Điều này phù hợp với những định hướng học tập mà Cường đang theo đuổi. 

Trong cộng đồng của Cường, cũng có người may mắn học Đại học nhưng học về ngành CNTT lại rất hiếm. Dù có nhiều người tự học nhưng theo Cường: "Nếu làm tự phát thì chúng em chỉ có thể tạo ra phần mềm cho người khiếm thị dùng được nhưng nếu được đào tạo chính quy thì em có thể làm việc với người sáng và tạo ra phần mềm cho mọi người sử dụng". Băn khoăn giữa tấm bằng đại học và đào tạo thực tế tại Bachkhoa-Aptech, Cường nhận lời khuyên từ chị Thương (CSV ĐH Văn Lang) rằng: "Mình học giỏi, làm được việc, có sản phẩm là được, giờ doanh nghiệp cũng không cần tấm bằng đâu". Lời khuyên này đã giúp Cường tự tin chọn môi trường mà mình muốn học nhất! 


THAY ĐỔI NHẬN THỨC XÃ HỘI VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT


Không chỉ lựa chọn học CNTT để thay đổi cuộc đời, tạo ra doanh thu cho chính mình, Cường còn có một nguyện vọng lớn hơn khi: "Em muốn thay đổi nhận thức của cộng đồng về người khiếm thị và khuyết tật. Chúng em vẫn có thể làm việc và đóng góp cho xã hội. Sau này em muốn dùng chính CNTT để trợ giúp những người như em có cuộc sống thuận tiện hơn!". Những bất lực, khó khăn thậm chí là đau đớn của cộng đồng dường như đã tiếp thêm sức mạnh để Cường kiên định với mục tiêu của mình. 

Cường còn vui vẻ chia sẻ: "Em có nhận lời mẹ bạn mình, nếu học tốt ở Bachkhoa-Aptech, cô ấy sẽ cho con nhập học cùng. Em muốn trở thành cầu nối để các bạn khiếm thị có thể học CNTT ở Bachkhoa-Aptech". Một niềm tin thật đẹp, Cường sở hữu nguồn năng lượng tích cực mà mỗi người chúng ta nên có để sống, học tập, làm việc và cống hiến!

Nhập học vào tháng 8, Nguyễn Văn Cường đã cùng với các chiến binh công nghệ khác học tập chuyên môn, đào tạo các kỹ năng thực tế, mới đây Cường còn tham gia Trại hè công nghệ cùng các bạn. Mặc dù còn nhiều bỡ ngỡ, cũng còn rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra cách học chung, nhưng sự nhiệt tình của thầy cô và bạn bè cũng giúp Cường nhanh chóng hòa nhập. Cậu bạn cũng tự tin sẽ tìm ra phương pháp tốt nhất để phát huy được những gì mình đang có. Sẽ có nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian để thực hiện những nguyện vọng của Cường, nhưng Bachkhoa-Aptech tin tưởng rằng Cường sẽ trở thành một lập trình viên vững vàng và kiên định, cậu bạn chính là nguồn động lực lớn truyền cảm hứng cho một thế hệ trẻ yêu công nghệ! 

Chặng đường 2,5 năm tới đây, chúc Cường luôn mạnh khỏe để vững bước tiến về phía trước! Hãy cùng BachKhoa-Aptech hiện thực ước mơ công nghệ nhé! 

============================================

Với triết lý giáo dục vì sự phát triển toàn diện, Bachkhoa-Aptech đang từng bước góp phần thay đổi tư duy cho các bạn sinh viên, và trường học sẽ là nơi nuôi dưỡng, khơi dậy và phát huy tối đa năng lực, trí tuệ của mỗi bạn từ những bước đi đầu tiên đến với ngành Công nghệ thông tin.

Sinh viên Bachkhoa-Aptech cần phải Nuôi dưỡng đạo đức - Rèn luyện nghị lực - Trau dồi trí tuệ.

BKAPer sống có hoài bão, đam mê, khao khát được cống hiến và biết hành động hướng tới mục tiêu. Hành động để tạo ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của bản thân và cộng đồng. Bachkhoa-Aptech tôn trọng, khơi dậy tiềm năng và khích lệ sự phát triển của từng cá nhân, định hướng cho sinh viên đi theo điểm mạnh, phù hợp với khả năng, sở thích.

Chương trình “ Kiến tạo IT 4.0” đưa sinh viên trải qua 4 lộ trình học tập để hướng tới một nhân sự ngành CNTT toàn diện bao gồm:

  • 800 giờ chuyên môn - huấn luyện thực chiến với mô hình ‘Làm trước học sau’
  • 150 giờ Tiếng Anh hội nhập toàn cầu và thăng tiến nhanh trong công việc
  • 48 giờ kỹ năng mềm tự tin thích ứng với mọi môi trường công sở
  • 100 giờ ngoại khóa rèn bản lĩnh, tỏa sáng cá tính IT

Và cam kết việc làm 8 triệu VNĐ sau khi ra trường!

Tham khảo thêm: http://laptrinhvien.bachkhoa-aptech.edu.vn/

Hotline: 0968 27 6996

   0968276996
< wire:id="lypyvzKVlw0W49RtLllU" wire:initial-data="{"fingerprint":{"id":"lypyvzKVlw0W49RtLllU","name":"embedded.footer","locale":"vn"},"effects":{"listeners":[]},"serverMemo":{"children":[],"errors":[],"htmlHash":"26380eb1","data":[],"dataMeta":[],"checksum":"f4de60cf58fbe2c23ef973d285be25dae3e0845be771ac6750a80b082672e546"}}"!-- Messenger Plugin chat Code -->