Tự động hóa cấu hình máy với Ansible

11:18 21-06-2017BKAP Media

Bạn đã chán việc ssh vào từng máy gõ đi gõ lại cấu hình? Ansible có thể làm hộ bạn

tu-dong-hoa-cau-hinh-may-voi-ansible-01

Việc cài đặt và cấu hình các máy chủ thường được ghi chép lại trong tài liệu dưới dạng các câu lệnh đã chạy, với giải thích kèm theo. Cách thức này gây mệt mỏi cho quản trị viên vì phải làm theo từng bước ở mỗi máy khi thiết lập mới, và có thể dẫn đến sai lầm, thiếu sót. Các hệ thống quản lý cấu hình như Puppet hay Chef giúp tự động hóa quá trình này, tuy nhiên, chúng cần được thiết lập sẵn trên các máy chủ trước khi hoạt động. Ansible là một công cụ khác, chỉ cần có ssh và python2 trên máy được quản lý (hoặc WinRM và PowerShell khi quản lý Windows) mà không cần cài đặt gì khác.

Ansible thiết lập cấu hình máy theo một vở diễn (play). Các tác vụ trong mỗi vở mô tả trạng thái ta muốn có trên mỗi máy, chứ không chỉ là các lệnh cần chạy như tài liệu chung chung. Ansible bỏ qua các bước đã hoàn thành, và chỉ chạy một tác vụ khi điều kiện nhất định được thỏa mãn. Các tác vụ liên quan đến nhau có thể được tập hợp lại thành một vai trò (role), sau đó áp dụng cho một nhóm các máy khi cần thiết. Nếu một vai trò được thiết kế linh hoạt với các biến thể, một quản trị viên khác có thể sử dụng nó trong môi trường của mình qua cộng đồng chia sẻ Ansible Galaxy, hay trực tiếp từ tác giả.

Việc giữ cấu hình các máy trong một định dạng dễ đọc như YAML cũng mở ra khả năng theo dõi sự tiến triển cúa môi trường bằng công cụ quản lý mã nguồn như git/hg/svn, và đan xen cấu hình đó trong tài liệu giải thích theo kiểu literate programming (lập trình bên trong thuyết minh). Đây sẽ là những nguồn tài nguyên quý giá để quản trị viên mới làm quen với môi trường, và cung cấp bối cảnh khi có vấn đề xảy ra.

Ví dụ sử dụng trực tiếp ansible:

ansible dns_server -m yum -a 'name=bind state=present'ansible dns_server -m yum -a 'name=firewalld state=present'ansible dns_server -m service -a 'name=firewalld state=started enabled=yes'ansible dns_server -m service -a 'name=named state=started enabled=yes'ansible dns_server -m firewalld -a 'zone=public service=dns state=enabled permanent=yes immediate=yes'

Lưu lại trong một vở diễn để triển khai bằng ansible-playbook:

#!/bin/ansible-playbook- hosts: dns_server vars: - locale: vi_VN - packages: [bind-utils, bind, firewalld] - zone: bachkhoa-aptech.com tasks: - name: cho phép nhóm wheel dùng sudo lineinfile: dest=/etc/sudoers line="%wheel ALL = (ALL) ALL" validate="visudo -c -f %s" - name: đặt múi giờ file: state=link path=/etc/localtime src=../usr/share/zoneinfo/Asia/Ho_Chi_Minh - name: cài các gói yum: name={{ item }} state=present with_items: packages - name: tổng hợp cấu hình named từ các phần template: dest=/etc/ src=named.conf validate="named-checkconf %s" - name: đặt zone vào vị trí template: dest=/var/named/ src={{zone}}.zone owner=named mode="u=r,go=" validate="named-checkzone {{zone}} %s" - name: khởi chạy dịch vụ service: name={{ item }} state=started enabled=yes with_items:- named- firewalld - name: mở cổng dịch vụ DNS firewalld:zone: publicservice: dnsstate: enabledpermanent: yesimmediate: yes

Khai báo các máy mục tiêu trong ansible.cfg và inventory:

[defaults]inventory=inventory[ssh_connection]ssh_args=-o ControlMaster=no
dns_server ansible_ssh_host=192.168.56.9 ansible_ssh_pass=1 ansible_ssh_user=root

Các mẫu cấu hình:

options { listen-on port 53 { 127.0.0.1; };};zone "{{zone}}." IN { type master; file "/var/named/{{zone}}.zone";};
$TTL 1h@ IN SOA {{zone}} root.{{zone}} (0 1h 1h 1h 1h) IN NS n IN A 127.0.0.1n IN A 127.0.0.1

Triển khai:

ansible-playbook play.yml
PLAY [dns_server] ************************************************************* GATHERING FACTS *************************************************************** ok: [dns_server]TASK: [cho phép nhóm wheel dùng sudo] ************************************** ok: [dns_server]TASK: [đặt múi giờ] ***************************************************** changed: [dns_server]TASK: [cài các gói] ******************************************************** changed: [dns_server] => (item=bind-utils,bind,firewalld)TASK: [tổng hợp cấu hình named từ các phần] *********************** changed: [dns_server]TASK: [đặt zone vào vị trí] ******************************************** changed: [dns_server]TASK: [khởi chạy dịch vụ] ********************************************* changed: [dns_server] => (item=named)ok: [dns_server] => (item=firewalld)TASK: [mở cổng dịch vụ DNS] ******************************************* ok: [dns_server]PLAY RECAP ******************************************************************** dns_server : ok=8 changed=5 unreachable=0 failed=0

Kiểm tra dịch vụ:

ansible dns_server -m command -a 'host bachkhoa-aptech.com 127.0.0.1'
dns_server | success | rc=0 >>Using domain server:Name: 127.0.0.1Address: 127.0.0.1#53Aliases: bachkhoa-aptech.com has address 127.0.0.1

Ansible khái quát hóa các công việc cần làm thành các module, giảm sự khác biệt giữa các môi trường khác nhau. Ví dụ điển hình là module service, sử dụng cùng một giao diện cho các hệ khởi động BSD init, OpenRC, sysvinit, SMF, và systemd. Với phiên bản Ansible 2 sắp tới, việc quản lý gói cũng đuợc khái quát hóa tương tự thành module package, đại diện cho các module pacman, yum, apt, dnf, portage, opkg, apk, msi hiện tại. Các module template và assemble tạo các tập tin cấu hình phù hợp cho từng máy theo các mẫu viết sẵn, tránh sai sót khi sửa chữa bằng tay. Vault cho phép mã hóa các cấu hình cần giữ bí mật như mật khẩu ban đầu, hoặc chìa bí mật.

Nguồn: Sưu tầm

   0968276996
< wire:id="nuTKXWHmzX9H16gXh6g4" wire:initial-data="{"fingerprint":{"id":"nuTKXWHmzX9H16gXh6g4","name":"embedded.footer","locale":"vn"},"effects":{"listeners":[]},"serverMemo":{"children":[],"errors":[],"htmlHash":"26380eb1","data":[],"dataMeta":[],"checksum":"17e0d2ad3c3db5b02e1faeac817f787f4986af96629a7cb0d2b2bc95c4b49df2"}}"!-- Messenger Plugin chat Code -->