Nên chọn ngành quản trị mạng hay lập trình viên?

10:32 12-03-2018BKAP Media

Giữa thế giới IT rộng lớn, nên chọn chuyên ngành nào để theo học để phù hợp với khả năng?

Sau khi học xong ngành công nghệ thông tin, bạn có thể làm được nhiều công việc: lập trình viên, quản trị mạng, tester, thiết kế đồ họa... Tuy vậy, vẫn có thể chia làm hai chuyên ngành lớn: lập trình viên và quản trị mạng mà đa số các bạn băn khoăn lựa chọn.

1. Quản trị mạng (network administrator) là làm gì?

Người quản trị mạng phải có khả năng tự thiết lập một hệ thống mạng máy tính, cấu hình được hệ thống mạng hoàn chỉnh, điều chỉnh hiệu năng hoạt động hệ thống máy tính luôn trơn tru, vận hành hệ thống mạng tốt, bảo trì mạng máy tính thường xuyên, giải quyết những sự cố mạng có thể xảy ra và nắm được các phương pháp để bảo vệ mạng trước nguy cơ của  virus, worm, trojan, spam, cũng như các biện pháp chống xâm nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại của hacker…

Công việc của Chuyên viên quản trị mạng

Công việc cụ thể của từng nhà quản trị mạng sẽ tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường, những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, các công ty về lĩnh vực thương mại điện tử cần tới một đội ngũ nhân viên nghề này với con số tới vài chục, thậm chí là hàng trăm.

Các doanh nghiệp quy mô vừa cần khoảng 4-5 người, các doanh nghiệp nhỏ cũng cần ít nhất một nhân viên chuyên phụ trách hệ thống mạng. Ở các công ty quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người quản trị mạng phải biết và làm đủ mọi thứ để duy trì hoạt động thông suốt của hệ thống mạng, bao gồm cả việc theo dõi cập nhật nội dung của website đơn vị. Trong khi đó khi  làm tại các công ty với quy mô lớn, họ chỉ được phân công một công việc cụ thể như: chuyên về bảo mật, thiết kế mạng hay bộ phận theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ.  

2. Lập trình viên (developer) là ai?

Để làm nghề lập trình, trước hết các bạn phải hiểu thế nào là lập trình viên trước đã. Lập trình viên là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính (phần mềm). Bằng cách thao tác các đoạn mã (các ngôn ngữ) trên các công cụ lập trình, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính.

Các lập trình viên thường có thể làm việc trên nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó chủ yếu là Java, C++, php, Asp, ASP.Net, Visual Basic.net và C#.

Công việc của lập trình viên

Công việc của người lập trình được gọi là software engineering. Để làm ra một phần mềm, trước hết người ta phải tạo ra một “bản thiết kế” (framework), mỗi lập trình viên đảm nhiệm một phần việc, sau đó các phần được kết nối lại tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Lập trình viên được ví là những thợ “coding” (người ngồi gõ những dòng lệnh (code) trên máy tính), làm ra các phần mềm hoặc chỉnh sửa, phát triển nó dựa trên các công cụ lập trình.

Dù theo nghề lập trình hay quản trị mạng, bạn cũng cần trang bị cho mình những yếu tố cần thiết như:

Tiếp cận vấn đề có thứ tự và luôn chú ý tới chi tiết

Dân IT nên tập cho mình thói quen cẩn thận và luôn chú ý đến từng chi tiết. Đôi khi những chi tiết rất nhỏ, bạn vô tình bỏ qua, thì bạn phải ân hận khi mất hàng ngàn giờ chỉ để tìm những lỗi nhỏ đó.

Làm việc nhóm

Đa số, công việc IT đều làm việc theo nhóm. Khả năng để bạn thích ứng, và chia sẻ những ý kiến của bạn tại công ty chiếm vị trí rất quan trọng. Bạn phải biết cách phối hợp công việc với cộng sự, khả năng thuyết trình, giao tiếp, ứng xử của bạn sẽ được sử dụng tối đa trong môi trường làm việc này.

Làm việc một mình trong thời gian dài

Thời hạn của dự án luôn làm bạn đau đầu. Có đôi lúc, bạn phải ngồi làm việc một mình, do đó, bạn cần phải có tính độc lập cao hơn, biết tổ chức và sắp xếp thời gian để hoàn thành dự án đúng lúc. Để được như vậy, bạn cần phải ghi danh sách những việc bạn phải làm và có ý chí quyết tâm cao khi làm việc một mình.

Thực hành thường xuyên

Với một lập trình viên, chuyên viên quản trị mạng, điều quan trọng nhất là cọ xát với thực tiễn, máy móc, “sờ tận tay, nhìn tận mắt” các thiết bị. Làm càng nhiều, sai càng nhiều, bạn càng học hỏi và thuần thục các kĩ năng.

Mô hình đào tạo LÀM TRƯỚC HỌC SAU tại Bachkhoa-Aptech với 75% thời lượng dạy là thực hành, làm việc cùng Doanh nghiệp và các dự án xuyên suốt quá trình học đảm bảo đem đến kiến thức, kĩ năng sát thực tiễn nhất cho học viên.

Chi tiết chương trình đào tạo

Đăng kí xét tuyển tại đây: https://goo.gl/1ZSrLt

Thông báo tuyển sinh: https://goo.gl/ksPQ87

Để biết thêm thông tin và nhận tư vấn, vui lòng liên hệ:

Hệ thống Đào tạo CNTT Quốc tế Bachkhoa-Aptech

 

   0968276996